09 33 11 33 66
info@luatvietan.vn
Email: info@luatvietan.vn

Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, yếu tố quan trọng để khách hàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp chính là nhãn hiệu ( logo) của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt đối với thị trường thực phẩm thì nhãn hiệu khác biệt, sáng tạo, gây ấn tượng với người tiêu dùng là phương thức để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là tài sản vô hình nhưng có giá trị bền vững của doanh nghiệp trong suốt quá  trình hoạt động nên việc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu là việc làm vô cùng quan trọng.

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Việc phân nhóm sản phẩm cho nhãn hiệu dự định đăng ký chính là xác định phạm vi bảo hộ. Theo bảng phân loại Ni xơ phiên bản 10 thì các sản phẩm thực phẩm được phân nhóm như sau:

  • Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản thuộc nhóm 29;
  • Đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các loại gia vị dùng cho thực phẩm được phân vào nhóm 30.
  • Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh ( nhóm 5); chất bổ sung ăn kiêng ( nhóm 5); và một số thực phẩm gốc thực vật thuộc các nhóm khác nhau cần tra cứu cụ thể trong danh mục hàng hóa theo vần chữ cái.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký

Để một nhãn hiệu mới được bảo hộ thì cần thỏa mãn nhiều yếu tố và thời gian để được xem xét cấp văn bằng bảo hộ tương đối lâu, thông thường từ 12-18 tháng. Do vậy, mặc dù không yêu cầu bắt buộc phải tra cứu trước khi đăng ký nhãn hiệu nhưng chủ nhãn hiệu nên tiến hành tra cứu khả năng nhãn hiệu được đăng ký trước khi nộp đơn xin bảo hộ để có phương án hợp lý.

Sau khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu và thấy nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ thì chủ sở hữu sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN);
  • Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng ( kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm); tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 8×8 cm in trên tờ khai;
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí

Quá trình thực hiện đăng ký và Chi phí đăng ký nhãn hiệu

Quá trình thực hiện đăng ký: 

Trường hợp Qúy khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện sở hữu trí tuệ Luật Việt An thì nội dung đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt An gồm:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký thành công;
  • Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho Qúy khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho Qúy khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Thông tin, tài liệu Qúy khách hàng cần cung cấp:

  • Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
  • Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký.
  • Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký.
  • Giấy ủy quyền cho Đại diện sở hữu trí tuệ Luật Việt An thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu:

Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Số lượng nhóm đăng ký hoặc số sản phẩm trong mỗi nhóm nhiều thì chi phí sẽ cao hơn. Vì vậy, Qúy khách hàng cần cung cấp ngành nghề kinh doanh chính để biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu, từ đó biết chính xác chi phí thực hiện.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu:

Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:

  • Thẩm định hình thức (1-2 tháng),
  • Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
  • Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
  • Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 33 11 33 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 67 55 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO