Sơn tường nhà là nguyên vật liệu quan trọng không thể thiếu trong ngành xây dựng. Việc lựa chọn sản phẩm sơn tốt cho các công trình hiện nay đang trở nên khó khăn hơn khi những sản phẩm sơn giả, kém chất lượng đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sơn tường nhà là hoạt động cần thiết để tránh tình trạng nhãn hiệu của mình bị chủ thể khác sử dụng bất hợp pháp.
Cơ sở pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, và quản lý giống cây trồng;
Thông tư 236/2016/TT-BTC quy định về lệ phí và lệ phí sở hữu công nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, hàng hóa là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để xác lập quyền cho nhãn hiệu của các sản phẩm, hàng hóa. Hình thức thể hiện sự ghi nhận quyền đối với nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Đăng ký nhãn hiệu sơn tường nhà là gì?
Đăng ký nhãn hiệu sơn tường nhà là thủ tục xác lập quyền cho nhãn hiệu sơn tường do doanh nghiệp sản xuất nhằm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Căn cứ Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ Nice phiên bản mới nhất, nhãn hiệu sơn tường có thể đăng ký cho các nhóm hàng hóa/ dịch vụ sau:
Nhóm 2
Sơn tường, sơn nghệ thuật.
Nhóm 35
Mua bán, xuất nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm sơn tường.
Các loại nhãn hiệu sơn tường nhà uy tín ở Việt Nam
Sơn Dulux
Nhắc đến sơn nước thì không thể không nhắc đến cái tên Dulux – hãng sơn có xuất xứ từ Hà Lan. Không phải ngẫu nhiên mà Dulux lại đứng đầu trong danh sách các loại sơn nhà tốt nhất hiện nay. Hãng sơn Dulux là sản phẩm sơn đầu tiên, tiên phong về chất lượng trong ngành sơn.
Sơn Dulux với ưu điểm lớn là chống ẩm cực tốt, chống rạn nứt và bong tróc; có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc; có độ che phủ tốt, có tính năng kiềm hóa và chống bám bụi đã đem lại ấn tượng nhiều ấn tượng tốt cho người sử dụng.
Sơn KOVA
Đây là hãng sơn đến từ Việt Nam, được ra đời và phát triển bởi một người Việt. Các sản phẩm của Kova hoàn toàn là hệ nước. Thành phần sơn không sử dụng chì, thủy ngân và không chứa các chất độc hại đối với môi trường và con người.
Hãng sơn này có ưu điểm là đa dạng về màu sắc (với hơn 1.000 màu) và chủng loại (sơn bóng, bán bóng, không bóng, …)
Sơn Nippon
Sơn Nippon là một hãng sơn được đánh giá là bình dân. Đến từ đất nước công nghiệp mặt trời mọc, một đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai nên chất lượng luôn được nhà sản xuất đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, không vì vậy mà dòng sơn này có giá cao, ngược lại, hãng sơn này rất được ưa chuộng nhờ giả cả phải chăng.
Sơn Nippon có những ưu điểm lớn như: có tính đàn hồi cao, có đặc tính chống Carbon hóa; chịu được thời tiết; chống thấm nước tốt, khả năng chống nấm mốc, chồng kiềm cao; …
Nhãn hiệu đã đăng ký cho sản phẩm sơn Nippon tại Việt Nam
Phân loại sản phẩm/dịch vụ (Nice): Nhóm 2: Sơn tường.
Tra cứu nhãn hiệu sơn
Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng đây được coi là bước quan trọng trong đăng ký nhãn hiệu nhằm đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu.
Điều kiện đăng ký nhãn hiệu sơn tường nhà
Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022, nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sơn tường nhà
Để đăng ký, người nộp đơn cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc có thể nộp gián tiếp thông qua dịch vụ đại diện đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt An;
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đóng dấu tiếp nhận đơn, trong đó có ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận đơn và số đơn để theo dõi;
Theo dõi đơn và chờ phản hồi từ Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Tiếp nhận hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không
Trường hợp đơn đăng ký không hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.
Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
Thời gian công bố đơn đăng ký: 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;
Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Thẩm định đơn nhằm đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ của các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng;
Thời gian thẩm định nội dung: 12 tháng kể từ ngày nộp đơn
Bước 5: Nộp lệ phí cấp bằng bảo hộ
Căn cứ theo Thông tư 236/2016/TT-BTC quy định về lệ phí và lệ phí sở hữu công nghiệp, trong đó phí và lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định chi tiết, cụ thể:
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ.
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Phí công bố: 120.000 đồng;
Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm.
Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí cấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí;
Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12-18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ;
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sơn tường nhà
Để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu người nộp đơn cần chuẩn bị và hoàn thiện các hồ sơ sau:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định;
Giấy ủy quyền;
01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3x3cm, không vượt quá 8x8cm);
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Tài liệu khác (nếu cần).
Lưu ý:
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng chứng nhận thì Quý khách hàng cần cung cấp các tài liệu sau:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu sơn tường nhà, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.