Đăng ký nhãn hiệu xung đột với quyền tác giả

Nhãn hiệu và quyền tác giả là hai đối tượng quyền của quyền sở hữu trí tuệ, trên thực tế sự xung đột giữa nhãn hiệu và quyền tác giả diễn ra khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới và đang trở thành vấn nạn tiêu cực tại Việt Nam.

Hiện trạng về đăng ký nhãn hiệu xung đột với quyền tác giả

Trên thực tế xuất hiện ngày càng nhiều các vụ đánh cắp tài sản trí tuệ (sao chép tác phẩm được bảo hộ) của người khác để đăng ký dưới dạng nhãn hiệu. Tình trạng logo (nhãn hiệu hình ảnh) hay tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của người này bị các chủ thể đầu cơ đăng ký dưới dạng nhãn hiệu đã không còn là hiện tượng hiếm gặp. Nhiều chủ thể quyền nhãn hiệu đã buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với những kẻ đầu cơ để thương lượng và chấp nhận mua lại nhãn hiệu của mình với giá không tưởng.

Quy định pháp lý về xử lý đăng ký nhãn hiệu xung đột với quyền tác giả

Quy định có hiệu lực trước 01/01/2023

  • Pháp luật Việt Nam đã quy định tại Điều 17 Nghị định 103/2006/NĐ-CP về “Tôn trọng quyền xác lập trước” như sau: Quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hủy bỏ hiệu lực hoặc bị cấm sử dụng nếu xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác được xác lập trước.
  • Như vậy, nếu có đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền đối với tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả đã xác lập trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, về mặt nguyên tắc, bạn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký của người khác.
  • Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này chỉ nằm ở một văn bản dưới luật, không có bất kỳ hướng dẫn chi tiết và trong hầu hết các vụ phản đối hay hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu dựa trên điều luật này đều không được xem xét, vì cho rằng, tất cả các quy định về từ chối hay hủy bỏ nhãn hiệu phải được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.

Quy định có hiệu lực từ 01/01/2023

  • Theo quy định mới được bổ sung tại Điều 74.2p Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 có thể được xem là một chế định để giải quyết hiệu quả vấn đề lấn quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là, sự xung đột giữa nhãn hiệu và quyền tác giả. Đây có lẽ là điều luật được các chủ thể quyền nhãn hiệu chờ đợi nhất.
  • Như vậy, theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, nhãn hiệu xin đăng ký nếu “chứa bản sao tác phẩm” được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt, không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ và bị từ chối bảo hộ.
  • Với quy định này, cho phép thực hiện nếu một tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ dưới dạng quyền tác giả và quyền đối với tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đó phát sinh, xác lập trước, nó có thể được sử dụng làm căn cứ để từ chối nhãn hiệu xin đăng ký.
  • Điều luật này là một cơ sở pháp lý quan trọng nhằm ngăn chặn hiệu quả nạn đánh cắp tài sản trí tuệ, tình trạng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chủ sở nhãn hiệu, quyền tác giả đòi lại quyền sở hữu trí tuệ thông qua thủ tục phản đối, ý kiến của người thứ ba và/hoặc hủy bỏ nhãn hiệu.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO