Đăng ký thương hiệu độc quyền tại tỉnh Tiền Giang la một thủ tục hành chính không băt buộc tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu buộc phải đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên nó lại có tầm quan trọng vô cùng lớn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho mỗi thương hiệu mà công ty, tổ chức, cá nhân sở hữu thương hiệu đó tại tỉnh Tiền Giang. Công ty luật Việt An nhận được nhiều yêu cầu đăng ký thương hiệu tại tỉnh Tiền Giang. Để thực hiện được thủ tục đăng ký nhãn hiệu chủ nhãn hiệu cần nắm được những yêu cầu về thông tin và trình tự thủ tục như sau.
Yêu cầu cung cấp thông tin và tài liệu:
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu.
Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
Ký Giấy ủy quyền theo mẫu cho Luật Việt An.
Các hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ do Luật Việt An soạn thảo và đại diện khách hàng làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu:
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).
Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:
Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.
Chủ đơn phải mô tả, nêu ý nghĩa của nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.
Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 11-2022 để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.
Các bước đăng ký thương hiệu:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn
Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng.
Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ.
Các đơn vị tư vấn là Đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.
Các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phản đối đơn, từ chối đơn của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có chức năng ký đơn thay cho chủ đơn và đại diện chủ đơn làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
Công ty luật Việt An là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.
Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.
Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.
Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An :
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ
Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.
Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Việt An tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;
Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu luật sư Việt An sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.
Tra cứu chuyên sâu
Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.
Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.
Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký như sau:
Lệ phí nộp đơn đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
Đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:
Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn; Lưu ý: Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã thực hiện giảm 50% các loại lệ phí nộp đơn khi đăng ký cụ thể như sau: Lệ phí nộp đơn cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ từ 150.000 đồng giảm còn 75.000 đồng.
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.
Lệ phí nộp đơn gồm nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm: 550.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ tăng thêm: 180.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm phí công bố thông tin cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000 đồng.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 6: Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 7: Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng (năm 2021 do dịch bệnh lệ phí cấp văn bằng bảo hộ từ 120.000 đồng còn 60.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ).
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Phí công bố: 120.000 đồng/
Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm. Lưu ý: Năm 2021 được giảm còn 50.000 đồng/nhóm tăng thêm.
Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
vấn đầu tư: Xin giấy phép đầu tư, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Tiền Giang, tư vấn thành lập dự án, xin chủ trương đầu tư, đánh giá điều kiện đầu tư, chuyển nhượng dự án, thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện thủ tục vay vốn và các thủ tục cho nhà đầu tư tại tỉnh Tiền Giang thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài, thực hiện xin giấy phép lao động cho nhà đầu tư, cho người lao động nước ngoài tại tỉnh Tiền Giang.
Luật sư tư vấn doanh nghiệp: Tư vấn vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật doanh nghiệp: Xin cấp phép thành lập, xây dựng nội quy quản lý kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng, thay đổi đăng ký kinh doanh, xử lý tranh chấp nội bộ công ty, giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp doanh nghiệp.
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ: Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hợp đồng Li-Xăng, hợp đồng Franchise.
Tư vấn pháp luật liên quan đến thương mại, thương mại quốc tế: Thành lập các tổ chức thương mại như công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại tỉnh Tiền Giang, tư vấn pháp luật và soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, xin giấy phép xuất nhập khẩu, và các thủ tục liên quan đến nhập khẩu hàng hoá, tư vấn các phương thức xúc tiến thương mại và các thủ tục liên quan đến khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới hiệu hàng hoá, hội trợ triển lãm thương mại, tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến các hoạt động trung gian thương mại cụ thể là đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý thương mại. Tư vấn pháp luật liên quan đến một số hoạt động thương mại cụ thể: Gia công thương mại, đấu giá hàng hoá, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ, dịch vụ logistic, quá cảnh hàng hoá và dịch vụ quá cảnh hàng hoá, dịch vụ giám định, cho thuê hàng hoá và nhượng quyền thương mại. Tư vấn các chế tài, xử lý giải quyết tranh chấp thương mại, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại quốc tế.
Tư vấn pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự: Tư vấn các vấn đề liên quan đến các giao dịch dân sự, các vấn đền liên quan đến đại diện dân sự như đại diện theo pháp luật, đại diện theo uỷ quyền, xác lập quyền sở hữu với tài sản. Tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật hợp đồng trong dân sự như nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, các biện pháp đảm bảo để thực hiện hợp đồng như cầm cố tài sản, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản, trách nhiệm dân sự liên quan đến thực hiện hợp đồng, các quy định liên quan đến chấm dứt hợp đồng. Tư vấn các vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tư vấn pháp luật dân sự liên quan đến thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia tài sản. Tư vấn các quy định pháp luật áp dụng quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tư vấn các vấn đề liên quan đến tố tụng vụ án dân sự cụ thể xác định thẩm quyền của Toà án, tư vấn khởi khiện vụ án dân sự, dịch vụ luật sư đại diện cho đương sự làm việc và bảo vệ quyền, lợi ích liên quan cho các đương sự tại toà án, tham gia vào các giai đoạn tố tụng đại diện cho đương sự làm việc với các cơ quan có thẩm quyền thu thập chứng cứ và tài liệu để bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự tại Toà án.
Tư vấn pháp luật hình sự: Tư vấn và xác định người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tư vấn pháp luật liên quan đến tội danh, quy định pháp luật liên quan đến xác định tội danh dựa trên các hành vị vi phạm, tư vấn xác định khung hình phạt. Đại diện cho người có hành vi phạm tội làm việc với cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, và đại diện cho bị cáo tham gia và bào chữa cho bị cáo tại Toà án các cấp, cũng cơ quan thi hành án để bào chữa cho bị can, bị cáo không bị oan sai, đúng người, đúng tội, đúng hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự.
Tư vấn pháp lĩnh vực chuyên sâu trong các trường hợp cụ thể: Pháp luật liên quan đến lao động, hôn nhân gia đình, pháp luật liên quan đến xây dựng, pháp luật nhà đất và bất động sản, cũng như các pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội và các lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xã hội như môi trường, an ninh trật tự, an ninh quốc phòng.
Dịch vụ kế toán thuế: Tư vấn và cung cấp các dịch liên quan đến kế toán thuế cho các tổ chức và cá nhân cụ thể thực hiện các thủ tục liên quan đến kê khai, quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Các thủ tục liên quan đến kê khai, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như các thủ tục liên quan đến nghĩa vụ kê khai thuế cho các doanh nghiệp theo tháng, theo quý, theo năm và quyết toán thuế cho doanh nghiệp. Cũng như các nghĩa vụ thuế khi giải thể công ty, chuyển nhượng cổ phần, chuyền nhượng công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh tại tỉnh Tiền Giang.