Đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật sở hữu trí tuệ, dấu hiệu được đăng ký với danh nghĩa là nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định.

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  • Dấu hiệu chỉ màu sắc mà không kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình;
  • Dấu hiệu thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 Luật SHTT
  • Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia.

Những trường hợp sau đây bị từ chối bảo hộ kể cả trong những trường hợp kết hợp với các yếu tố khác:

  1. Dấu hiệu không nhìn thấy được: như dấu hiệu âm thanh, mùi, vị …
  2. Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia

Ví dụ :

BIN LADEN

Hình dấu thập ngoặc

  1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

Ví dụ:

  1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

Ví dụ:

MOST MPI
  1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

Ví dụ:

Hồ Chí Minh                    Isaac Newton

  1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành.

Ví dụ:

ISO                            

  1. 7. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ:

Sản xuất tạI chÂU Âu

(đối với hàng hoá sản xuất ngoài châu Âu)

made in U.S.A

(đối với hàng hoá sản xuất ngoài nước Mỹ)

  1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

8.1. Đánh giá khả năng tự phân biệt của dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số (dấu hiệu chữ) theo quy định tại điều 74.2 Luật SHTT, được cụ thể tại điểm 39.3 Thông tư 01/2007.

Các yếu tố chữ sau đây bị coi là không có khả năng phân biệt:

  1. a) Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ A Rập, chữ tiếng Nga, chữ Phạn, chữ Hán, chữ Nhật, chữ Hàn, chữ Thái…; trừ khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ hoạ hoặc dạng đặc biệt khác.

Ví dụ:

ß ς ð

  1. b) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ – kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác.

Ví dụ:

         BT      AA     DC2

  1. c) Một tập hợp quá nhiều chữ cái (kể cả chữ số) hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản.

Ví dụ:

            BGMHCK

  1. d) Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt.

Ví dụ:

Nylon (vải sợi)

  1. e) Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông thường của chính sản phẩm, dịch vụ liên quan.

Ví dụ:         

Hotel                      Inn               Resort

(dịch vụ khách sạn, dịch vụ lưu trú)

Perfume                 Cosmetic

(nước hoa, mỹ phẩm)

  1. g) Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mô tả chính sản phẩm, dịch vụ như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận liên quan đến nguồn gốc địa lý của sản phẩm), phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất (trừ trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm, dịch vụ), thành phần, công dụng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ:

Công nghệ Đức

Chất lượng Nhật Bản

(cho sản phẩm tương ứng với các nội dung này)

 

Excellent                Perfect

tốt                                    bền    

dịch vụ chất lượng cao

  1. h) Một từ hoặc một tập hợp từ có ý nghĩa mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu.

Ví dụ:

Group                              Tập đoàn                                   Co., Ltd.              Công ty cổ phần

  1. i) Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng rộng rãi;

Ví dụ:

International                    Global

  1. k) Dấu hiệu chữ làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, tính ưu việt của sản phẩm, dịch vụ theo quy định tại Điều 73.5 của Luật SHTT.

Ví dụ:

Công nghệ Đức

Chất lượng Nhật Bản

(cho sản phẩm không tương ứng với các nội dung này)

 

8.2. Đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu dạng hình vẽ, hình ảnh (sau đây gọi là “dấu hiệu hình”) theo quy định tại Điều 74.2 của Luật SHTT, được cụ thể tại điểm 39.4 Thông tư 01/2007.

Yếu tố hình bị coi là không có khả năng phân biệt, nếu là:

  1. hình hoặc hình hình học thông thường như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác… hoặc hình vẽ đơn giản; hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Ví dụ:

  1. b) hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau.

Ví dụ:

  1. c) Hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi:

– Các ký hiệu giao thông

– Chữ thập cho ngành y tế

– Hình bánh răng chỉ ngành cơ khí- Con rắn quấn cốc chỉ ngành dược

  1. d) hình vẽ, hình ảnh thông thường của sản phẩm

Ví dụ:

 

cho cam, táo tươi

  1. e) Hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu

Ví dụ:

cho nước cam

  1. g) hình vẽ, hình ảnh gây nhầm lẫn, lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ

Ví dụ:

Tháp EIFFEL cho sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc ngoài nước Pháp

 

Điện Kremlin cho sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc ngoài Liên bang Nga

 

8.3. Đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu kết hợp giữa yếu tố chữ và yếu tố hình (sau đây gọi là “dấu hiệu kết hợp”) theo quy định tại Điều 74.2 của Luật SHTT, được cụ thể tại điểm 39.6 Thông tư 01/2007.

Một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi yếu tố chữ và yếu tố hình kết hợp thành một tổng thể có khả năng phân biệt, cụ thể:

  1. a) Yếu tố chữ và yếu tố hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt.
  2. b) Thành phần mạnh của dấu hiệu (yếu tố tác động mạnh vào giác quan người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng khi quan sát) là yếu tố chữ hoặc yếu tố hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không có hoặc có khả năng phân biệt thấp.

Ví dụ:

 

  1. c) Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các yếu tố chữ và yếu tố hình không có khả năng phân biệt hoặc có khả năng phân biệt thấp nhưng có cách thức kết hợp độc đáo thì vẫn được coi là có khả năng phân biệt.

Ví dụ:

 

  1. d) Dấu hiệu kết hợp gồm các yếu tố chữ và hình không có khả năng phân biệt hoặc khả năng phân biệt thấp nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng theo quy định tại điểm 39.5 Thông tư.

Ví dụ:

17.8.4. Đánh giá khả năng áp dụng các ngoại lệ theo điều 74.2 Luật SHTT, được cụ thể tại điểm 39.5 Thông tư:

  1. a) Dấu hiệu thuộc các trường hợp nêu tại các điểm 39.3.a, b, c, g, h; các điểm 39.4.a, b, c, d, e Thông tư đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với sản phẩm, dịch vụ liên quan.

Ví dụ:

BP     (xăng dầu)               P/S         (kem đánh răng)

  1. b) Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng hiện nay…, trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị phù hợp với quy định pháp luật) và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với sản phẩm, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế.

 

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO