Bên cạnh các dịch vụ về kê khai bảo hiểm xã hội, kê khai bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp, các văn phòng đại diện công ty có vốn nước ngoài, Luật Việt An hỗ trợ doanh nghiệp thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quý khách hàng vui lòng tham khảo các thủ tục và thông tin được tổng hợp tại bài viết cụ thể như sau:
Khái quát chung về dịch vụ kê khai báo tăng bảo hiểm xã hội
Thông tin
Nội dung
Cơ sở pháp lý
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, được sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020;
Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/08/2020 của BHXH Việt Nam.
Thời hạn thực hiện
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Danh sách chứng từ, hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để báo tăng bảo hiểm xã hội
Danh sách lao động tham gia BHXH;
Hợp đồng lao động;
Mã sổ BHXH (nếu có);
Sổ hộ khẩu (Trong trường hợp tham gia BHXH lần đầu và chưa có mã hộ gia đình);
Chứng minh thư/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người lao động mới.
Mẫu tờ khai báo tăng bảo hiểm xã hội
Báo cáo tình hình sử dụng lao động và tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT – Ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-BHXH ngày 18/08/2020 của BHXH Việt Nam);
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu số: TK1-TS – Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020 của BHXH Việt Nam được sửa đổi tại Mục III Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/03/2023);
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS – Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH).
Cơ quan tiếp nhận
Cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Cách thức nộp hồ sơ
Trường hợp công ty báo tăng mới lần đầu, chưa có mã đơn vị: Hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH quản lý (không nộp online).
Trường hợp công ty báo tăng, đã có mã đơn vị: Tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng bằng cách đăng ký tài khoản và nộp trực tuyến bằng chữ ký số.
Thời gian hoàn thành
Trong vòng 5 ngày làm việc, người nộp hồ sơ sẽ nhận được kết quả.
Kết quả thủ tục
Trường hợp đăng ký mới: Sổ BHXH và thẻ BHYT mới.
Trường hợp nhân viên báo tăng đã từng tham gia bảo hiểm xã hội và đã có sổ BHXH: thẻ BHYT mới (mỗi một người lao động tham gia BHXH chỉ được cấp 1 sổ BHXH).
Trong trường hợp người lao động làm mất hoặc thất lạc thì phải làm hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH.
Các trường hợp thực hiện thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội
Căn cứ tại khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội”. Các trường hợp cần phải thông báo khi thực hiện báo tăng bảo hiểm xã hội như sau:
Doanh nghiệp và người lao động ký kết hợp đồng lao động
Tăng mới chưa có sổ: Đây là phương án cho trường hợp NLĐ tham gia BHXH lần đầu và chưa có sổ BHXH. Chưa có sổ BHXH khác với chưa có mã số BHXH. Người lao động có mã BHXH rồi nhưng chưa đóng BHXH ở bất kỳ đơn vị nào thì khi báo tăng phải đề nghị cấp sổ. Trường hợp người lao động có sổ BHXH rồi mà đánh mất thì chỉ được báo tăng theo mã số BHXH mà không được đề nghị cấp sổ. Báo tăng xong sẽ làm thủ tục cấp lại sổ bị mất sau.
Tăng mới HĐLĐ từ 1 tháng đến dưới 03 tháng: Đây là phương án cho trường hợp NLĐ tham gia BHXH theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, theo quy định của khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014.
Tăng chuyển đã có sổ, di chuyển từ tỉnh khác đến: Đây là phương án chọn khi NLĐ đã từng tham gia BHXH và đã có sổ BHXH, nay đến làm việc tại công ty nhưng là từ tỉnh khác di chuyển đến.
Tăng đến đã có sổ, di chuyển trong địa bản tình: tương tự trường hợp trên nhưng là di chuyển cùng địa bàn tỉnh.
Người lao động đi làm lại sau thời gian nghỉ chế độ ốm đau, tai nạn, thai sản
Tăng nghỉ ốm đau đi làm lại: Phương án này áp dụng cho trường hợp, trước đó đơn vị báo giảm lao động nghỉ ốm đau (ốm thông thường, ốm dài ngày, con ốm), sau đó, NLĐ nghỉ hết chế độ đi làm trở lại.
Tăng nghỉ thai sản đi làm lại: Phương án này áp dụng cho trường hợp, trước đó đơn vị báo giảm lao động nghỉ thai sản (nghỉ chế độ thai lưu, phá thai, nạo hút, sảy, sinh con), sau đó, NLĐ nghỉ hết chế độ đi làm trở lại.
Người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại
Tăng nghỉ không lương đi làm lại: Phương án này áp dụng cho trường hợp, trước đó đơn vị báo giảm lao động nghỉ không lương, sau đó, NLĐ đi làm trở lại.
Tăng bổ sung nguyên lương: phương án này áp dụng trong trường hợp đơn vị báo tăng lao động có sai sót.
Các trường hợp khác
Truy đóng theo mức lương cơ sở tại thời điểm theo quy định của BHXH.
Tăng BHYT: Áp dụng đối với đối tượng NLĐ chỉ tham gia BHYT hoặc trong trường hợp chỉ báo tăng BHYT do báo giảm muộn lao động hoặc do thay đổi mức lương làm căn cứ đóng.
Tăng BHTN: áp dụng trong trường hợp truy tăng đóng BHTN do đóng thiếu, không đóng hoặc do thay đổi mức lương làm căn cứ đóng.
Tăng BHTNLĐ-BNN: Áp dụng trong trường hợp NLĐ cùng một lúc có nhiều HĐLĐ với nhiều doanh nghiệp hoặc do thay đổi mức lương làm căn cứ đóng. Khi đó, NLĐ có HĐLĐ với doanh nghiệp nào thì phải đóng BHTNLĐ-BNN đối với từng doanh nghiệp đó.
Một số vấn đề cần lưu ý khi báo tăng bảo hiểm xã hội
Mức đóng BHXH
Mức đóng BHXH bắt buộc được căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020; Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013; Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Người sử dụng lao động
Người lao động
BHXH
BHTN
BHYT
BHXH
BHTN
BHYT
HT-TT
ÔĐ-TS
TNLĐ-BNN
HT-TT
ÔĐ-TS
TNLĐ-BNN
Người Việt Nam
14%
3%
0.5%
1%
3%
8%
–
–
1%
1.5%
Tổng
21,5%
10,5%
Người nước ngoài
14%
3%
0.5%
–
3%
8%
–
–
–
1.5%
Tổng
20,5%
9,5%.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với người lao động và người sử dụng lao động là người Việt Nam tổng bằng 32% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Còn đối với người nước ngoài thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng tổng bằng 30% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Quy định hiện nay tăng 0.5% so với giai đoạn từ 01/7/2021 đến hết 30/6/2022 theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 do được Chính phủ quy định nhằm hỗ trợ người đóng bảo hiểm xã hội trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19.
Chế tài xử phạt khi không khai báo tăng đúng quy định
Trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động sẽ dẫn đến việc chậm đóng, đóng thiếu BHXH cho người lao động và phải thực hiện làm thủ tục truy thu BHXH cho người lao động, đồng thời sẽ bị phạt theo quy định của Luật BHXH.
Trách nhiệm sau khai báo tăng
Sau khi doanh nghiệp thực hiện báo tăng thành công cho người lao động, doanh nghiệp nên nộp tiền bảo hiểm xã hội trong tháng đó để cơ quan BHXH tiến hành in sổ BHXH và thẻ BHYT cho người lao động kịp thời.
Dịch vụ kê khai báo tăng bảo hiểm xã hội của Luật Việt An
Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến thủ tục báo tăng BHXH
Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động trong doanh nghiệp;
Tư vấn trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ báo tăng BHXH cho người lao động;
Hướng dẫn khách hàng hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục báo tăng BHXH;
Thay mặt doanh nghiệp thực hiện dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội tại cơ quan quản lý có thẩm quyền;
Tư vấn các quy định pháp luật khác có liên quan đến các chi phí phải đóng, không phải đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp;
Cung cấp thêm các dịch vụ liên quan khi khách hàng có nhu cầu như: Thủ tục hưởng chế độ thai sản, chế độ ốm đau; thủ tục báo giảm lao động; thủ tục điều chỉnh mức đóng BHXH…
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, xin vui lòng liên hệ ngay với Công ty Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục kịp thời, nhanh chóng và chính xác!
Bài viết được cập nhật đến tháng 5/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.