Hướng dẫn cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng. Bảo hiểm xã hội một trong những chính sách xã hội của nhà nước ta dành cho người lao động, nhằm bù đắp một phần tổn thất về mặt kinh tế cho người lao động khi không tham gia lao động trong những tình huống mà pháp luật quy định. Theo đó, tiền lương của người lao động chính là căn cứ để xác định tiền đóng bảo hiểm xã hội. Để hiểu rõ hơn, mời Quý khách hàng tham khảo bài viết Hướng dẫn cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội dưới đây của Luật Việt An. 

Cấu thành tiền lương tại Việt Nam

Cấu thành tiền lương tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động, tiền lương được định nghĩa như sau: 

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Như vậy, tiền lương của người lao động bao gồm những khoản tiền như sau: 

  • Tiền lương cơ bản (theo công việc, chức danh của người lao động);
  • Tiền phụ cấp, trợ cấp (phụ cấp chức danh, phụ cấp thâm niên, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp điện thoại, …);
  • Tiền thưởng;
  • Các khoản tiền khác (nếu có). 

Hướng dẫn cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương được làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội dựa trên 02 đối tượng là người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động. Cụ thể như sau: 

Theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được hiểu là việc tính tiền lương cho người lao động phải dựa trên các quy định pháp luật về tiền lương theo từng ngạch, bậc. Chế độ này thường áp dụng đối với những cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức.

Căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong trường hợp này, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Tuy nhiên, đối với cá nhân là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

Theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định

Khác với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì đối với chế độ này, tiền lương sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Tuy nhiên, căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương do người sử dụng lao động quyết định phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Cụ thể như sau: 

Tiền lương tính theo tháng Tiền lương tính theo giờ
Vùng I 4.960.000 đồng/ tháng 23.800 đồng/ giờ
Vùng II 4.410.000 đồng/ tháng 21.200 đồng/ giờ
Vùng III 3.860.000 đồng/ tháng 18.600 đồng/giờ
Vùng IV 3.450.000 đồng/ tháng 16.600 đồng/ giờ

Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, trong trường hợp này, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Những khoản phụ cấp tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội

Những khoản phụ cấp tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội

Như trên đã đề cập, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định có đề cập đến một số khoản phụ cấp sẽ được tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau: 

  • Khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội
    • Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. 
    • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

Ví dụ: Phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức danh, phụ cấp ngành nghề nguy hiểm, độc hại, …

  • Khoản phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội: 
    • Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến
    • Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; 
    • Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
    • Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Ví dụ: tiền thưởng sản lượng, phụ cấp xăng xe, tiền thưởng sinh nhật, …

Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay

Theo quy định pháp luật hiện hành, mức đóng bảo hiểm xã hội và một số bảo hiểm khác liên quan như sau: 

Đối với người lao động

  • Quỹ hưu trí, tử tuất: 8%
  • Quỹ ốm đau, thai sản: 0%
  • Quý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0%
  • Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 1% (người lao động nước ngoài: 0%)
  • Quỹ bảo hiểm y tế: 1,5%

Đối với người sử dụng lao động

  • Quỹ hưu trí, tử tuất: 14%
  • Quỹ ốm đau, thai sản: 3%
  • Quý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5%
  • Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 1% (người lao động nước ngoài: 0%)
  • Quỹ bảo hiểm y tế: 3%

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn tiền lương thực hưởng có vi phạm không?

Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Như vậy, tiền lương thực hưởng của người lao động còn bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung như tiền lưởng, tiền trợ cấp, …

Trong khi đó, như đã đề cập tại phần thứ nhất, không phải khoản phụ cấp nào cũng được làm cơ sở tính đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, đa phần tiền lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ thấp hơn tiền lương thực hưởng của người lao động. Vì vậy, khi tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn tiền lương thực hưởng thì không có đủ cơ sở để kết luận việc này có vi phạm quy định pháp luật không mà cần dựa vào kê khai thực tế về các khoản đóng/ không đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động. 

Trên đây là một số hướng dẫn cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Quý khách hàng còn có vướng mắc hoặc có yêu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ tới Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO