Điểm mới Luật Sở hữu trí tuệ 2022 về đăng ký nhãn hiệu

Liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 ban hành đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Công ty Luật Việt An tổng hợp trong bài viết dưới đây một số điểm mới Luật Sở hữu trí tuệ 2022 về đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý trong quá trình kinh doanh thương mại hóa nhãn hiệu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.

Quy định mới về đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Theo quy định tại Điều 105.2 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, người nộp đơn phải nộp:

  • Bản ghi âm từ tính của nhãn hiệu trên một phương tiện cho phép dễ dàng phát lại. Hiện nay, phương tiện phổ biến nhất là đĩa CD, DVD và bản ghi MP3; và
  • Bản thể hiện bằng hình ảnh đồ họa của nhãn hiệu âm thanh đó (nghĩa là nhãn hiệu âm thanh ở Việt Nam phải được thể hiện bằng dạng đồ họa) để kiểm tra tính phân biệt và tính khả dụng của âm thanh đó cho mục đích đăng ký.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo có cơ chế bảo hộ chặt chẽ đối với nhãn hiệu âm thanh và tránh chồng lấn quyền nhãn hiệu âm thanh với bản quyền tác giả, Điều 73.7 (Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu) được bổ sung vào Luật Sở hữu trí tuệ 2022 nhằm quy định thêm một trường hợp làm căn cứ từ chối nhãn hiệu âm thanh là “dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó”. Đây là quy định khá mở và có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp nhãn hiệu khác ngoài những trường hợp liên quan đến nhãn hiệu âm thanh. Ví dụ, một đoạn ký hiệu âm nhạc dài, chẳng hạn như bản nhạc của dàn nhạc hoặc piano, không có khả năng đáp ứng các yêu cầu về khả năng đăng ký nhãn hiệu âm thanh.

Không còn được đăng ký nhãn hiệu liên kết

Bãi bỏ quy định về bảo hộ nhãn hiệu liên kết tại Điều 4.19 và Điều 74.2(c), tức là các chủ đơn không được đăng ký cho nhiều nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Thay vào đó, các nhãn hiệu này vẫn phải đáp ứng khả năng phân biệt.

Do vậy hiện nay, nhãn hiệu liên kết sẽ không được đăng ký ở Việt Nam. Các nhãn hiệu trước đó sẽ vẫn tồn tại đến khi hết hiệu lực văn bằng bảo hộ và được gia hạn như một nhãn hiệu thông thường.

Bổ sung quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu

  • Quy định tại Điều 74.2 về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, những dấu hiệu thông dụng được thừa nhận rộng rãi được quy định rõ là trước ngày nộp đơn để tránh trường hợp nhãn hiệu được đưa ra thị trường và trở nên phổ biến sau ngày nộp đơn nhưng trước ngày thẩm định.
  • Ngoài ra, để giảm thiểu các trường hợp nhãn hiệu mới đăng ký bị cản trở do trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ trước cho nhóm hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự nhưng không được sử dụng 5 năm liên tiếp, chủ sở hữu nhãn hiệu mới có thể thực hiện thủ tục yêu cầu hủy bỏ hiệu lực với các nhãn hiệu ngưng sử dụng này để bảo hộ nhãn hiệu của mình hợp pháp. Hoặc trong trường hợp nhãn hiệu đối chứng đã chấm dứt hiệu lực trên 3 năm (giảm từ 5 năm so với quy định trong luật cũ), nhãn hiệu mới muốn đăng ký vẫn có thể đạt được khả năng phân biệt theo Điều 74.
  • Tuy vậy, Luật mới cũng bổ sung những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu nếu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các loại tài sản sở hữu trí tuệ khác (chồng lấn sở hữu trí tuệ) như tên giống cây trồng, quyền tác giả (tên gọi, hình ảnh nhân vật, hình tượng nhân vật). Đồng thời thống nhất với Điều 72.1 về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh thì các chủ thể cũng không được bảo hộ nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với quốc ca, quốc tế ca đã tổn tại trên thế giới.
  • Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ cũng bổ sung một dấu hiệu không được coi là có khả năng phân biệt là “hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, hình dạng thông thường của bao bì hoặc vật chứa hàng hóa” được sử dụng “thường xuyên và thừa nhận” rộng rãi “trước ngày nộp đơn”. Đây là một nội dung mới gắn với thực tiễn đăng ký nhãn hiệu 3 chiều, là một căn cứ để từ chối đăng ký nhằm tránh sự nhầm lẫn của người tiêu dùng, đảm bảo chức năng phân biệt của nhãn hiệu.

Quy định mới về đăng ký nhãn hiệu

  • Luật Sở hữu trí tuệ cũng bổ sung quy định mới về phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Điều 112a và tạm dừng thẩm định đơn tại Điều 117.
  • Quy định về “dụng ý xấu” (không trung thực) khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thuật ngữ pháp lý đã được sử dụng ở các nước trên thế giới như Anh, Mỹ và mới được bổ sung vào Điều 96 và Điều 117 nhằm khắc phục tình trạng “đầu cơ nhãn hiệu” dựa trên nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” ở Việt Nam. Theo đó, văn bẳng bảo hộ sẽ bị từ chối cấp hoặc sau khi cấp có thể hủy bỏ hiệu lực dựa trên cơ sở về việc người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.
  • Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phản đối hiệu lực của nhãn hiệu để giành lại quyền nhãn hiệu của mình theo thủ tục phản đối hoặc hủy bỏ nhãn hiệu. Trong quá trình xử lý xâm phạm của các chủ thể “đầu cơ”, việc có cơ sở dụng ý xấu cũng tạo thuận lợi cho cơ quan thực thi trong quá trình xử lý các đơn yêu cầu của bên thứ ba.

Một số đề xuất thực thi các điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 liên quan đến nhãn hiệu

Quy định về nhãn hiệu âm thanh

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định nhãn hiệu âm thanh được “thể hiện được dưới dạng đồ họa” đằng sau “dấu hiệu âm thanh” lại là điều cần bàn thêm. Quy định này có thể hiểu rằng “dấu hiệu âm thanh” sẽ có hai loại là “dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa” và “dấu hiệu âm thanh không thể hiện được dưới dạng đồ họa”. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ thì chỉ ghi nhận “dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa” mới có thể được xem là một loại dấu hiệu để đăng ký làm nhãn hiệu âm thanh.

Có thể thấy, quy định việc “thể hiện được dưới dạng đồ họa” theo sau “dấu hiệu âm thanh” chỉ nên là phương án lựa chọn của người nộp đơn chứ không phải là yêu cầu bắt buộc. Bởi lẽ, “dấu hiệu âm thanh” là một dấu hiệu không thể được nhận biết được bằng thị giác, do đó yếu tố then chốt là nên đưa ra các quy định về hình thức để thể hiện nhãn hiệu âm thanh đó (tương tự như mẫu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu có thể nhận biết được bằng thị giác).

Tại Châu Âu, pháp luật yêu cầu người đăng ký dấu hiệu âm thanh có thể lựa chọn cách thực thể hiện bằng cách gửi tệp âm thanh hoặc bản trình bày chính xác của âm thanh trong ký hiệu âm nhạc (như khuông nhạc), và chỉ cần một trong hai cơ sở được lưu giữ trong hồ sơ đăng ký. Ở Hoa Kỳ, để mô tả dấu hiệu âm thanh, chủ đơn cũng không cần nộp bản vẽ hay bản đồ họa dấu hiệu âm thanh mà chỉ cần nộp tệp âm thanh dưới dạng đĩa CD / đĩa video kỹ thuật số / băng video âm thanh hoặc nộp qua hệ thống điện tử đính kèm tệp điện tử định dạng .wav, .mp3, .mpg, .avi và không vượt quá 5MB.

Trên cơ sở tham khảo các khuyến nghị của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hay Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA) và kinh nghiệm của các nước có nền tảng đăng ký nhãn hiệu phi truyển thống lâu đời, theo ý kiến của chúng tôi, nên quy định các hình thức thể hiện của “nhãn hiệu âm thanh” có thể dưới dạng đồ họa của âm thanh cấu thành nhãn hiệu, mô tả bằng văn bản về âm thanh đó, tệp âm thanh (như tệp âm thanh điện tử dưới dạng tệp MP3 hoặc, WMA, WAV) hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các hình thức nêu trên để đảm bảo đúng bản chất của việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh là nhãn hiệu đúng như người nộp đơn mong muốn. Bên cạnh đó, hình thức nộp đơn trực tuyến cho nhãn hiệu âm thanh cũng cần được lưu ý vì tính thuận lợi trong việc truyền gửi dữ liệu kỹ thuật số, và cần được phát triển hơn tạo điều kiện cho việc thẩm định chính xác của cơ quan đăng ký.

Để xem toàn văn Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022, vui lòng tải về văn bản dưới dây.

downlaw

Trên đây là một số điểm mới Luật Sở hữu trí tuệ 2022 về đăng ký nhãn hiệu. Một số điểm mới nổi bật khác liên quan đến nhãn hiệu đã được trình bày ở bài viết Điểm mới Luật Sở hữu trí tuệ 2022 liên quan đến nhãn hiệu của Luật Việt An. Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về đăng ký nhãn hiệu hay có nhu cầu về đăng ký nhãn hiệu phù hợp với quy định hiện hành, vui lòng liên hệ đến công ty Luật Việt An để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title