Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

Bảo hộ giống cây trồng cũng là một trong những quyền được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Bảo hộ giống cây trồng không chỉ khuyến khích sáng tạo, đầu tư, nghiên cứu và phát triển những giống cây mới phục vụ cho nông nghiệp, cho đời sống xã hội và còn tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên để được bảo hộ giống cây trồng, cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Vậy những điều kiện đó là gì? Luật Việt An sẽ trình bày trong bài viết sau đây.

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
  • Luật Trồng trọt 2018;
  • Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ về giống cây trồng.

Giống cây trồng là gì?

Giống cây trồng được định nghĩa trong Luật trồng trọt 2018 là một quần thể cây trồng có khả năng phân biệt với các quần thể khác thông qua biểu hiện ít nhất một đặc tính di truyền, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có giá trị sử dụng và canh tác. Giống cây trồng bao gồm giống cây nông nghiệp, cây dược liệu, cây cảnh và nấm ăn.

Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Như vậy, giống cây trồng là nhóm cây trồng cùng loài do con người tạo ra, có các đặc điểm di truyền tương đồng và ổn định qua các thế hệ.

Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

Theo quy định tại Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, điều kiện bảo hộ giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện: được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính ồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Tính mới của giống cây trồng

Một giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống đó chưa từng được người nắm giữ quyền đăng ký hay người được phép của họ bán ra hoặc phân phối theo bất cứ hình thức nào nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trong vòng 1 năm trước ngày nộp đơn đăng ký, hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trong vòng 6 năm đối với giống cây lâu năm và nho, 4 năm đối với các loại giống cây trồng khác trước ngày nộp đơn đăng ký.

Tính khác biệt của giống cây trồng

Một giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu nó có khả năng phân biệt rõ ràng so với các giống cây trồng khác phổ biến tại thời điểm nộp đơn đăng ký hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

Các giống cây trồng phổ biến được đề cập ở trên bao gồm các giống thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Giống mà vật liệu giống hoặc nông sản của nó đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn;
  • Giống đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng chính thức ở bất kỳ quốc gia nào;
  • Giống là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn đó không bị từ chối.

Tính đồng nhất của giống cây trồng

Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.

Tính ổn định của giống cây trồng

Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.

Tên của giống cây trồng được bảo hộ

  • Người nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng cần đề xuất một cái tên phù hợp với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. Cái tên đó phải trùng khớp với tên đã được đăng ký bảo hộ tại bất kỳ quốc gia nào đã ký kết thỏa thuận song phương về bảo hộ giống cây trồng với Việt Nam.
  • Tên của giống cây trồng được coi là thích hợp nếu nó có khả năng phân biệt rõ ràng so với tên của các giống cây trồng khác cùng loài hoặc loài tương tự đã được biết đến rộng rãi.
  • Tên của giống cây trồng bị coi là không thích hợp trong các trường hợp sau:
  • Chỉ bao gồm các con số, ngoại trừ các con số liên quan đến đặc điểm hoặc quá trình tạo giống;
  • Vi phạm đạo đức xã hội;
  • Dễ gây hiểu nhầm về đặc tính của giống;
  • Dễ gây nhầm lẫn về danh tính tác giả;
  • Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
  • Xâm phạm quyền lợi hợp pháp đã có từ trước của tổ chức/cá nhân khác.
  • Tổ chức/cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống như đã ghi trong bằng bảo hộ, kể cả sau khi hết thời hạn bảo hộ.
  • Khi tên giống cây trồng được kết hợp với các yếu tố khác để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên giống vẫn phải có thể nhận dạng một cách dễ dàng.

Chủ thể nào được quyền bảo hộ với giống cây trồng?

Theo quy định tại Điều 157 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, chủ thể có quyền bảo hộ với giống cây trồng được quy định như sau:

  • Các tổ chức, cá nhân chọn tạo, phát hiện ra và phát triển giống cây trồng; hoặc tài trợ kinh phí cho việc chọn tạo, khám phá và cải tiến giống cây trồng; hoặc được chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng từ người khác.
  • Các tổ chức và cá nhân nêu trên bao gồm: các tổ chức, công dân Việt Nam; các tổ chức và công dân nước ngoài thuộc quốc gia đã ký kết thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng với Việt Nam; các tổ chức và công dân nước ngoài có trụ sở hoặc nơi cư trú thường xuyên tại Việt Nam, hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam; các tổ chức và công dân nước ngoài có trụ sở, nơi cư trú thường xuyên hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại quốc gia đã ký kết thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng với Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Theo quy định tại Nghị định 79/2023/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng bao gồm các tài liệu sau đây:

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ theo mẫu quy định, trong đó mỗi trang có chữ ký xác nhận của các bên liên quan hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Tờ khai kỹ thuật theo mẫu tương ứng với loại cây trồng đăng ký;
  • Bản gốc hoặc bản sao có công chứng văn bản ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua tổ chức dịch vụ đại diện;
  • Ảnh màu thể hiện các tính trạng đặc trưng của giống cây đăng ký;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký trong trường hợp được chuyển giao, thừa kế hoặc kế thừa quyền đăng ký;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
  • Giấy Uỷ quyền cho Luật Việt An (trong trường hợp nộp đơn thông qua dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của Luật Việt An)

Hiệu lực của bằng bảo hộ giống cây trồng

Theo quy định tại Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm (25) năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác. Đồng thời, bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ giống cây trồng của Luật Việt An

  • Tư vấn điều kiện bảo hộ giống cây trồng;
  • Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
  • Theo dõi tiến trình đăng ký và phản hồi khi có yêu cầu;
  • Đại diện nộp phí, lệ phí bảo hộ giống cây trồng;
  • Trao lại văn bằng bảo hộ cho khách hàng.

Quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến pháp luật Sở hữu trí tuệ, bảo hộ giống cây trồng xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO