Hiện nay, nhu cầu tư vấn du học ngày càng phát triển dẫn đến việc thành lập nhiều trung tâm tư vấn du học. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên trước khi tiến hành kinh doanh tư vấn du học cần phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh tư vấn du học. Vậy Điều kiện xin giấy phép tư vấn du học là gì? Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn cho khách hàng về điều kiện xin loại giấy phép này theo quy định pháp luật hiện hành tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP) và các thông tư hướng dẫn thi hành.
Các hoạt động kinh doanh tư vấn du học
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tư vấn du học
Kinh doanh tư vấn du học là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020. Để thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, cần phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 107, Điều 108 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Cụ thể, đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học cần đáp ứng ba điều kiện sau:
Thứ nhất, trình độ học vấn
Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên.
Thứ hai, năng lực sử dụng ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương.
Hiện nay, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Theo đó, từ bậc 4 trở lên bao gồm:
Bậc 4 (B2): Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ.
Bậc 5 (C1): Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn.
Bậc 6 (C2): Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.
Thứ ba, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học
Lưu ý:
Hiện nay Nghị định 135/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ một số điều kiện về cấp giấy phép kinh doanh tư vấn du học như sau:
Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Điều kiện về hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tư vấn du học là gì?
Sau khi nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tư vấn du học, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ. Vì vậy khách hàng cần lưu ý về điều kiện hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tư vấn du học.
Cụ thể hồ sơ bao gồm một số giấy tờ theo Khoản 2 Điều 108 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP, bao gồm:
Lưu ý:
Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan về giấy phép kinh doanh tư vấn du học
Hiện nay, điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học chỉ đặt ra điều kiện đối với đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học mà không cần đặt ra điều kiện về thành lập doanh nghiệp. Do đó, thành lập doanh nghiệp không phải là điều kiện bắt buộc khi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP) thì kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm những chủ thể nào?
Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm:
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;
Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có được điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học không?
Trong quá trình hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
Trình tự điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tương tự như thủ tục xin giấy phép kinh doanh tư vấn du học.
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh tư vấn du học
Tư vấn Điều kiện xin giấy phép tư vấn du học;
Dịch vụ soạn thảo hồ sơ, hoàn thiện bộ hồ sơ xin Giấy phép theo quy định pháp luật;
Dịch vụ đại diện cho khách hàng, tiến hành thủ tục xin Giấy phép kinh doanh tư vấn du học tại cơ quan có thẩm quyền;
Tư vấn các dịch vụ pháp lý cho khách hàng trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh tư vấn du học.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về Điều kiện xin giấy phép tư vấn du học. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ dịch vụ về giấy phép kinh doanh tư vấn du học và các loại giấy phép khác, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.