Điều kiện chung khi thành lập công ty cổ phần

Điều kiện về tên công ty cổ phần

  • Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia.
  • Tên công ty cổ phần dự kiến thành lập công ty sẽ được luật sư của Luật Việt An tư vấn, tra cứu sơ bộ, trên cơ sở kết quả tra cứu luật sư sẽ đưa ra các giải pháp cho khách hàng lựa chọn tên công ty phù hợp và theo mong muốn.

Điều kiện về trụ sở công ty

Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

  • Khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân.
  • Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập như điều kiện về mức vốn đăng ký, chứng chỉ hành nghề để đủ điều kiện hoạt động.
  • Tùy theo yêu cầu của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Điều kiện về vốn điều lệ/ vốn pháp định

  • Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh ngiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng. Luật sư tư vấn sẽ cụ thể  cho doanh nghiệp.
  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dung với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Điều kiện về cổ đông công ty

  • Thành lập công ty cổ phần bởi tối thiểu ba cổ đông sáng lập
  • Các cổ đông phải thỏa mãn các qui định chung của Luật Doanh nghiệp

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của công ty

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp
  • Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ưu và nhược điểm của loại hình công ty cổ phần

Ưu điểm của công ty cổ phần

  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
  • Số lượng cổ đông trong công ty không giới hạn tối đa;
  • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
  • Sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng không phải thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh (trừ một số trường hợp do cổ đông không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Do vậy, phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần.
  • Chỉ có loại hình công ty cổ phần là có thể phát hành chứng khoán và tham gia thị trường chứng khoán, huy động vốn trên thị trường này.

Nhược điểm của công ty cổ phần

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn, cổ đông mua cổ phần của công ty sẽ không có tên trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp mà chỉ được ghi nhận tại hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp.
  • Một số ngành nghề đặc biệt không được đăng ký loại hình công ty cổ phần như: dịch vụ kiểm toám, dịch vụ kế toán, luật,…

Một số câu hỏi khi thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty cổ phần cần có mấy người?

Để có thể thành lập công ty cổ phần hoặc duy trì hoạt động loại hình công ty cổ phần cần có ít nhất 3 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tham gia góp vốn tại công ty cổ phần.

Công ty cổ phần có sự khác biệt gì so với các loại hình doanh nghiệp khác?

Khác biệt lớn nhất của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác là chỉ duy nhất công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn và tham gia thị trường chứng khoán.

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, khi thành lập công ty cổ phần đối với các ngành nghề thông thường không có yêu cầu về vốn thì các cổ đông tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về số vốn của công ty, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa cho riêng loại hình công ty cổ phần.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty cổ phần (JSC)

    Thành lập công ty cổ phần (JSC)

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO