Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh với nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để kinh doanh các sản phẩm này một cách hợp pháp, khi thành lập công ty cần lưu ý những điều kiện, thủ tục theo quy định pháp luật. Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn về thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.

Giấy chứng nhận DKDN

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cần áp dụng các quy định pháp luật nào?

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Luật Đầu tư 2020.
  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, được sửa đổi bổ sung năm 2018.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.
  • Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Thông tư số 17/2023/TT-BYT.

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Theo Khoản 22 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Theo đó, khi kinh doanh thực phẩm chức năng, cần bảo đảm các điều kiện an toàn đối với thực phẩm chức năng như sau:

Điều kiện chung

Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng

  • Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
  • Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
  • Về bảo quản: Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản.
  • Về ghi nhãn thực phẩm: phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thủ tục thành lập công ty

Khi có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, cần tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty. Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng có thể được thành lập dưới một trong các loại hình: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tục thành lập công ty được tiến hành như sau:

Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Thủ tục này chỉ tiến hành khi công ty kinh doanh thực phẩm chức năng là công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Vì là dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài nên trước khi tiến hành những thủ tục như thành lập doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện.

Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục này được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

  • Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Lưu ý, theo quy định của Nghị định số 67/2016/NĐ-CP, thực phẩm chức năng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Do đó, khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, cần đăng ký mã ngành nghề thuộc nhóm 4632 – Bán buôn thực phẩm hoặc 4722 – Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.

Thủ tục đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng

Thủ tục này được hướng dẫn tại Chương III Nghị định 15/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe nên theo Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm chức năng bao gồm:

  • Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
  • Sở Y tế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

Thành phần hồ sơ

STT Sản phẩm nhập khẩu Sản phẩm sản xuất trong nước
1 Bản công bố sản phẩm Bản công bố sản phẩm
2 Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu  
3 Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
4 Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố
5 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

Trình tự thực hiện

  • Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ
  • Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thủ tục này được hướng dẫn tại Chương V Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Chương V Nghị định 15/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như: Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, Kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định,…

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận

  • Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng

4632: Bán buôn thực phẩm

Nhóm này gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột…

Loại trừ:

  • Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà không làm thay đổi thành phần của rượu được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ uống có cồn);
  • Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh được phân vào nhóm 46329 (Bán buôn thực phẩm khác);
  • Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất rượu mạnh được phân vào nhóm 1101 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh) và nhóm 1102 (Sản xuất rượu vang).

46321: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt

Nhóm này gồm:

  • Bán buôn thịt gia súc, gia cầm tươi, đông lạnh, sơ chế;
  • Bán buôn các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, nội tạng dạng thịt từ gia súc, gia cầm.

Loại trừ: Bán buôn gia súc, gia cầm sống được phân vào nhóm 46203 (Bán buôn động vật sống).

46322: Bán buôn thủy sản

Nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.

46323: Bán buôn rau, quả

Nhóm này gồm:

  • Bán buôn các loại rau, củ, tươi, đông lạnh và chế biến, nước rau ép;
  • Bán buôn quả tươi, đông lạnh và chế biến, nước quả ép.

46324: Bán buôn cà phê

Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột.

46325: Bán buôn chè

Nhóm này gồm: Bán buôn các loại chè đen, chè xanh đã hoặc chưa chế biến, đóng gói, kể cả loại chè đóng gói nhỏ pha bằng cách nhúng gói chè vào nước (chè Lippton, Dilmate…).

46326: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột

Nhóm này gồm:

  • Bán buôn đường, bánh, mứt, kẹo, sôcôla, cacao…;
  • Bán buôn sữa tươi, sữa bột, sữa cô đặc… và sản phẩm sữa như bơ, phomat…;
  • Bán buôn mỳ sợi, bún, bánh phở, miến, mỳ ăn liền và các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.

46329: Bán buôn thực phẩm khác

Nhóm này gồm:

  • Bán buôn trứng và sản phẩm từ trứng;
  • Bán buôn dầu, mỡ động thực vật;
  • Bán buôn hạt tiêu, gia vị khác;
  • Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh.

1079 – 10790: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

  • Sản xuất súp và nước xuýt;
  • Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;
  • Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt;
  • Sản xuất dấm;
  • Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;
  • Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.

Nhóm này cũng gồm:

  • Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã);
  • Sản xuất men bia;
  • Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;
  • Sản xuất sữa tách bơ và bơ;
  • Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;
  • Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt;
  • Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo;
  • Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến;
  • Sản xuất thực phẩm chức năng.

Một số các công ty kinh doanh thực phẩm chức năng nổi tiếng tại Việt Nam

  • Công ty sản xuất thực phẩm chức năng IMC
  • Công ty TNHH Bách Thảo Dược
  • Công ty TNHH Medistar Việt Nam
  • Công ty sản xuất Thực phẩm chức năng ResHPCos
  • Công ty TNHH Dược Phẩm NASAKI
  • Công ty cổ phần dược liệu Việt Nam (VIETMEC)
  • Công ty sản xuất Thực phẩm chức năng IMC
  • Công ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly
  • Công ty TNHH sản xuất dược phẩm NANOFRANCE
  • Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam
  • Công ty sản xuất Thực phẩm chức năng Âu Cơ
  • Công ty TNHH MEDIPHAR USA
  • Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC
  • Công ty Cổ phần SPM
  • Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Poliva.
  • Công Ty CP Dược Phẩm Việt Bách Pharma.
  • Nhân Sâm Phúc Anh – Công Ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Phúc Anh.
  • Công Ty TNHH Thương Mại Vạn Kim.
  • Công Ty TNHH Dược Phẩm Hoàng Phúc.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng và các loại hình doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!

Bài viết được cập nhật đến tháng 4/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO