Điều kiện để thành lập công ty hợp pháp

Để thành lập một công ty hợp pháp tại Việt Nam, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản về loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thành viên/cổ đông, người đại diện theo pháp luật…Các điều kiện này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hình công ty muốn thành lập. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các nội dung về điều kiện thành lập công ty, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty để quý khách tham khảo.

Khi nào cần thành lập công ty?

Việc thành lập một công ty là một quyết định quan trọng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là một số trường hợp quý khách nên xem xét đến việc thành lập công ty:

  • Khi quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, muốn đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ, số lượng khách hàng tăng lên đáng kể cần thành lập công ty để dễ dàng hoạt động;
  • Khi muốn tăng tính chuyên nghiệp và uy tín cho doanh nghiệp. Một công ty được pháp nhân hóa sẽ tạo được niềm tin của khách hàng so với hình thức kinh doanh cá nhân, đồng thời giúp tăng khả năng hợp tác với các đối tác lớn;
  • Thành lập công ty khi muốn bảo vệ thương hiệu và bảo vệ tài sản của công ty;
  • Thành lập công ty để huy động vốn từ các nhà đầu tư và từ việc phát hành cổ phiếu;
  • Phân định rõ ràng trách nhiệm của các thành viên và bảo bảo vệ tài sản cá nhân không bị ảnh hưởng bởi các rủi ro kinh doanh.

Tại sao cần hiểu rõ điều kiện thành lập công ty?

Hiểu rõ các điều kiện để thành lập công ty hợp pháp là vô cùng quan trọng, bởi vì nó giúp quý khách:

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp;
  • Xác định được mức vốn điều lệ tối thiểu cần thiết cho từng loại doanh nghiệp;
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Biết được những loại hồ sơ thành lập công ty cần thiết và cách thức hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh chóng;
  • Hiểu rõ trình tự, thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, thời gian giải quyết và các thủ tục khác liên quan;
  • Khi nắm rõ các quy định pháp luật, không mắc phải những sai sót trong quá trình thành lập công ty, tránh được những rắc rối pháp lý không đáng có trong tương lai;
  • Hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật và các đối tác kinh doanh.

Điều kiện để thành lập công ty hợp pháp

Điều kiện để thành lập công ty hợp pháp

Để thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp, cần phải tuân thủ các điều kiện sau:

Chủ thể thành lập doanh nghiệp

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Ngành nghề kinh doanh

  • Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.
  • Đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.

Vốn điều lệ và vốn pháp định

  • Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định mức tối thiểu thành lập doanh nghiệp ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định ví dụ như ngành môi giới chứng khoán yêu cầu vốn pháp định tối thiểu 25 tỷ đồng, tư vấn đầu tư chứng khoán tối thiểu 10 tỷ đồng…

Tên doanh nhiệp

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp như sau:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Lưu ý: không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị xã hội để đặt tên; không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trụ sở chính doanh nghiệp

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
  • Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
  • Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Quy trình thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, quy trình thành lập công ty đối với hầu hết các loại hình doanh nghiệp gồm các bước sau:

Quy trình thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Một số giấy phép con cần tuân thủ sau khi thành lập và trước khi hoạt động doanh nghiệp

  • Giấy phép con là giấy phép được cấp cho cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo pháp luật đầu tư. Giấy phép con là một loại giấy tờ pháp lý chứng nhận cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành nghề đó phải đáp ứng các điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
  • Các trường hợp phải xin giấy phép con được quy định tại phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, ví dụ:
    • Kinh doanh khách sạn cần có quyết định công nhận hạng sao cơ sở lưu trú du lịch;
    • Dịch vụ in ấn cần có giấy phép hoạt động ngành in;
    • Kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự;
    • Kinh doanh phòng khám đa khoa cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám;
    • Kinh doanh dịch vụ lữ hành cần có giấy phép kinh doanh lữu hành quốc tế, giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa…

Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty

  • Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với số vốn hiện có;
  • Xác định ngành nghề kinh doanh chính tạo ra thu nhập chính cho doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh bổ trợ hoặc liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính;
  • Lưu ý các thủ tục sau thành lập như đăng ký thuế, mở tài khoản ngân hàng, làm dấu, đăng ký bảo hiểm xã hội;
  • Tìm đến sự tư vấn của luật sư, chuyên gia để được tư vấn pháp lý thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về điều kiện để thành lập công ty. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ chi tiết.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức

    Tin tức

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO