Định giá tài sản góp vốn vào công ty

Vốn góp là phần quan trọng khi muốn thành lập doanh nghiệp hay phát triển sản xuất kinh doanh, là điều khoản không thể thiếu trong điều lệ công ty. Trên phương diện kinh tế, góp vốn tạo ra tài sản cho công ty, nhằm đảm bảo chi phí trong hoạt động công ty và đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ. Trên phương diện pháp lý, góp vốn là hành vi chuyển giao tài sản của cá nhân, pháp nhân vào công ty để đổi lấy quyền lợi công ty.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan

Các loại tài sản có thể góp vốn vào công ty

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì các loại tài sản có thể góp vốn vào công ty bao gồm:

  • Tiền Việt Nam
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi: các loại tiền nước ngoài được pháp luật Việt Nam cho phép lưu hành
  • Vàng
  • Giá trị quyền sử dụng đất: Quyền sử dụng đất ở lâu dài, hoặc quyền sử dụng đất thuê đã trả tiền thuê theo thời hạn hoặc trả tiền thuê đất một lần.
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng,…
  • Công nghệ, bí quyết kỹ thuật
  • Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Ví dụ: xe cộ, tàu bè, tài sản hữu hình,…

Lưu ý về tài sản góp vốn có đăng ký quyền sở hữu

Đối với các tài sản có đăng  ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định  khi góp vốn, cổ đông hoặc thành viên góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp vào làm vốn của công ty với điều kiện các tài sản này phải là các tài sản được chuyển giao trong giao lưu dân sự một cách hợp pháp. Tuy nhiên tài sản được chấp nhận góp vào làm vốn còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận cụ thể của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập của công ty.

Định giá tài sản góp vốn vào công ty

Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng xác định, tài sản góp vốn phải được định giá, trừ tiền (bao gồm cả tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tự do chuyển đổi) và vàng (quy định tại Khoản 1 Điều 37). Việc định giá tài sản góp vốn theo tinh thần của Luật doanh nghiệp năm 2014 phải tuân theo nguyên tắc nhất trí, tức là phương thức định giá sẽ do các thành viên hay cổ đông sáng lập lựa chọn:

(1) hoặc tự mình định giá

(2) hoặc thông qua một tổ chức chuyên nghiệp định giá nhưng vẫn cần có sự đồng ý của đa số các thành viên hoặc cổ đông (Khoản 2, Khoản 3  Điều 37).

Việc góp định giá tài sản vốn là vô cùng quan trọng bởi mục đích của nó là xác định giá trị phần vốn góp vào công ty của người góp vốn. Giá trị phần vốn góp này sẽ tương ứng với phần quyền lợi người đó nhận lại từ công ty nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các thành viên công ty. Nếu tài sản góp vốn được định giá  mà cao hơn giá trị  thực tế tại thời điểm góp vốn sẽ tạo ra sự bất bình đằng, mục đích ban đầu của việc định giá sẽ không còn. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định về hậu quả pháp lý của việc định giá tài sản cao hơn thực tế tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 37.

– Trường hợp góp vốn thành lập công ty: Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

– Trường hợp định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty: Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

Hình thức góp vốn bằng tài sản vào công ty

Góp vốn để trở thành cổ đông hoặc thành viên góp vốn của công ty

Đối với các công ty thành lập mới, vốn điều lệ của công ty được huy động từ những người tham gia góp vốn thành lập. Những người đó được gọi là cổ đông (đối với công ty cổ phần) hay thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH). Thông thường, cổ đông hoặc người góp vốn thành lập công ty mới thường sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý điều hành công ty. Họ có mối quan tâm đặc biệt với sự phát triển của công ty bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cổ tức hoặc lợi nhuận mà họ được chia từ lượng vốn đã đóng góp.

Góp vốn kinh doanh để chia lợi nhuận theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Ngoài việc góp vốn bằng tài sản để trở thành cổ đông hay thành viên góp vốn của công ty, người góp vốn còn có thể tham gia góp vốn theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận (Quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014). Theo đó, các bên trong hợp đồng góp vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh. Phần vốn góp này có thể là tiền mặt hoặc tài sản giống với quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã nói ở trên. Khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này sẽ được chia cho các bên theo thỏa thuận (thường là theo tỷ lệ phần vốn góp). Đối với hình thức góp vốn này, người góp vốn không trực tiếp tham gia quản lý công ty mà chỉ tham gia vào một số hoạt động nhất định hoặc cũng có thể không tham gia mà chỉ hưởng lợi nhuận từ việc góp vốn. Những người này sẽ không quan tâm nhiều tới sự phát triển của công ty mà họ chủ yếu chỉ quan tâm đến tình hình của hoạt đông kinh doanh mà họ tham gia góp vốn cùng công ty.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc Định giá tài sản góp vốn vào công ty. Hiện nay, cơ hội góp vốn đầu tư kinh doanh mở ra với tất cả mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng có sẵn tiền mặt hay vàng để góp vốn, đầu tư. Nếu không có những hiểu biết nhất định về định giá tài sản góp vốn có thể bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội tốt hoặc nếu định giá không chính xác sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp và đầu tư kinh doanh, Luật Việt An tự tin có thể hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin pháp lý chuẩn xác nhất với dịch vụ pháp lý nhanh chóng, hiệu quả. Nếu có thắc mắc về vấn đề định giá tài sản góp vốn vào công ty hay những vấn đề khác liên quan đến Doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc đến trực tiếp văn phòng để được tư vấn hỗ trợ. Luật Việt An rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title