Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng (quán ăn)

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là tài liệu pháp lý được cấp bởi các cơ quan quản lý để đảm bảo rằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh. Là một hình thức kinh doanh phổ biến trong giai đoạn hiện nay, quán ăn cũng cần đáp ứng những yêu cầu về điều kiện kinh doanh cũng như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin về dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn.

Nhà hàng, quán ăn có phải xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Quán ăn là một trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo khoản 5 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018. Theo đó, quán ăn sẽ phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động, trừ thuộc một trong các trường hợp sau thuộc đối tượng không cần cấp giấy phép:

  • Quán ăn kinh doanh nhỏ lẻ;
  • Quán ăn không có địa điểm cố định;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể trong tổ chức, đoàn thể không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Quán ăn đường phố.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung

Để được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, quán ăn cần đáp ứng một số điều kiện theo khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018, cụ thể như sau:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm

Điều kiện về địa điểm

  • Đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống: Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến; hệ thống xử lý chất thải vận hành thường xuyên; đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật; cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng;
  • Đối với nơi bày bán thức ăn đường phố: Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh;

Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ

  • Đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống: Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ; có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh;
  • Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống: Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín; dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh; dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô;
  • Trong chế biến và bảo quản thực phẩm: Cótủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại;
  • Đối với nơi bày bán thức ăn đường phố: Có tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh; bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

Điều kiện về thực phẩm

  • Trong chế biến và bảo quản thực phẩm: Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn; thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh; thực phẩm bày bán để trong thiết bị an toàn; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
  • Đối với nơi bày bán thức ăn đường phố: Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố; nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm; tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện về người sản xuất, kinh doanh

  • Đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống: Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống: Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Đối với nơi bày bán thức ăn đường phố: Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Mã ngành kinh doanh thực phẩm thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ngành nghề kinh doanh. Một số doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh thực phẩm có đăng ký mã ngành kinh doanh như sau:

  • 4631: Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ. Chi tiết (tham khảo): Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.
  • 4632: Bán buôn thực phẩm. Chi tiết (tham khảo): Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng gà, trứng vịt, thủy sản, rau, quả; Cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa; Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột (không hoạt động tại trụ sở).
  • 4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp.
  • 4721: Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết (tham khảo): Bán lẻ thịt và các sản phẩm thịt, trứng gà, trứng vịt trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ thủy sản, rau, quả trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ. Chi tiết (tham khảo): Bán lẻ lương thực, thực phẩm lưu động hoặc tại chợ; Bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ.
  • 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn

Căn cứ theo Nghị định 67/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 115/2018/NĐ-CP thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn thuộc thẩm quyền của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bộ Y tế.

Thủ tục tiến hành dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn

Thủ tục tiến hành dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018 và Nghị định 67/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP khách hàng cần cung cấp các tài liệu để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận như sau:

tài liệu hồ sơ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Các thông tin về chủ cơ sở, cơ sở đề nghị (tên, địa chỉ, các thông tin liên hệ như số điện thoại và số fax) để soạn thảo Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có yêu cầu);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Bản vẽ sơ đồ mặt bằng; sơ đồ quy trình; bản kê cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ);
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành (bản sao có xác nhận của cơ sở.
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An tiến hành các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ theo Nghị định 67/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 115/2018/NĐ-CP, sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, quán ăn tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương ứng với loại hình kinh doanh cụ thể của đơn vị là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Bộ Y tế.

Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Bước 2. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận, xử lý hồ sơ và tiến hành thẩm định

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở đầy đủ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.

Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền.

Bước 3: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả kết quả

Sau khi xem xét hồ sơ và tiến hành kiểm tra, thẩm định điều kiện cơ sở đề nghị cấp giấy phép, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành trả kết quả như sau:

  • Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận;
  • Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày. Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định.
  • Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận.
  • Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương.

Một số câu hỏi liên quan

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định:

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu là 150.000 đồng/lần;
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cấp lại (gia hạn) là 150.000 đồng/lần;
  • Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm là 30.000 đồng/người.

Căn cứ Thông tư số 67/2021/TT-BTC, mức phí thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm xác định dựa trên quy mô của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

  • 000 đồng/lần/cơ sở khi phục vụ dưới 200 suất ăn;
  • 000.000 đồng/lần/cơ sở khi phục vụ trên 200 suất ăn.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà hàng, quán ăn có hiệu lực trong bao lâu?

Căn cứ theo Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cấp phép có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại. Trình tự, thủ tục, hồ sơ xin cấp lại tương tự lần cấp đầu tiên.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà hàng, quán ăn bị thu hồi trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 34 và Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với quán ăn bị thu hồi trong các trường hợp nếu không đáp ứng một trong các điều kiện:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn của Công ty Luật Việt An

  • Dịch vụ tư vấn điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà hàng, quán ăn;
  • Dịch vụ soạn thảo đơn đề nghị, hoàn thiện bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà hàng, quán ăn;
  • Dịch vụ đại diện cho khách hàng, tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà hàng, quán ăn tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn các dịch vụ pháp lý cho khách hàng trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO