Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba

Khi giao kết hợp đồng dân sự, các chủ thể của giao dịch luôn chú ý đến nghĩa vụ của đối phương và các biện pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tránh các thiệt hại có thể xảy ra khi một bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Theo đó, các biện pháp bảo đảm này sẽ phát sinh việc xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm nhằm mục đích bảo vệ bên nhận bảo đảm và bên ngay tình khác có liên quan đến tài sản bảo đảm. Bài viết dưới đây, Luật Việt An xin cung cấp các thông tin liên quan đến hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
  • Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba là gì?

Theo khoản 1 Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm là khi xác lập giao dịch bảo đảm, quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch không chỉ xác lập với hai bên trong giao dịch mà trong một số trường hợp còn phát sinh với bên thứ ba đang chiếm giữ hoặc có quyền đối với tài sản bảo đảm, buộc bên thứ ba phải tôn trọng và chấp nhận đối với quyền của bên nhận bảo đảm.

Điều kiện phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi đủ hai điều kiện:

  • Các biện pháp bảo đảm phải là những biện pháp đối vật. Các biện pháp bảo đảm đối vật bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
  • Biện pháp bảo lãnh phải được hình thành. Có thể nói cách khác là hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật. Mối quan hệ giữa hiệu lực hợp đồng trong biện pháp bảo đảm với hiệu lực đối kháng người thứ ba thì hiệu lực đối người người thứ ba không thể được phát sinh nếu biện pháp bảo đảm chưa được hình thành.

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Căn cứ theo khoản 1 Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm đó.

Ngoài ra, tại Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP đã quy định chi tiết, cụ thể hơn về thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, như sau:

Trường hợp 1: Phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng: Thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền

Ví dụ: A (Bên bảo đảm) thế chấp quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của A cho B (bên nhận bảo đảm) để bảo đảm cho khoản vay của A với B. Đây thuộc trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm nên thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là kể từ thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ (thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm).

Trường hợp 2: không phải đăng ký biện pháp bảo đảm

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng: Thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm

Ví dụ: A (Bên bảo đảm) cầm cố chiếc điện thoại di động thuộc sở hữu của A cho B (Bên nhận bảo đảm) để bảo đảm cho khoản vay của A với B. Đây không thuộc trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm, nên thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp này là kể từ thời điểm bên B (bên nhận bảo đảm) nắm giữ chiếc điện thoại di động (tài sản bảo đảm) của A.

Trường hợp 3: tài sản bảo đảm không phải đăng ký và được giao cho người khác quản lý

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng:

  • Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;
  • Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;
  • Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược

Ví dụ: Công ty A sở hữu 1 chiếc ô tô và có nhu cầu mang xe đó đi bảo đảm cho 1 khoản vay tại Công ty B. Sau khi thỏa thuận, 02 bên quyết định ký kết hợp đồng cầm cố ô tô. Trong trường hợp này, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh vào thời điểm Công ty B nắm giữ trực tiếp ô tô của Công ty A

Trường hợp 4: Biện pháp ký quỹ

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng: Thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ

Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên do tài sản có giá trị lớn, A và B đã lựa chọn tổ chức tín dụng C có nhiệm vụ mở tài khoản để giữ một số tiền đảm bảo riêng cho giao dịch, nhằm mục đích buộc các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản, quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Như vậy, thời điểm khoản tiền của A và B được gửi vào tài phong tỏa tại tổ chức tín dụng C là thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Quyền lợi của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Kể từ thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được yêu cầu thanh tán theo thứ tự ưu tiên thanh toán được xác lập trong giao dịch bảo đảm.

Thứ tự ưu tiên thanh toán xác lập trong giao dịch đảm bảo được xác định theo nguyên tắc tại Điều 308 Bộ luật Dân sự, như sau:

  • Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng thì ưu tiên thanh toán cho bên nhận bảo đảm trong biện pháp bảo đảm có xác lập hiệu lực đối kháng trước bên nhận bảo đảm không xác lập;
  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều được xác lập hiệu lực đối kháng thì ưu tiên thanh toán theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng trước rồi lần lượt về sau;
  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không xác lập hiệu lực đối kháng thì ưu tiên thanh toán cho các giao dịch bảo đảm xác lập trước rồi lần lượt về sau

Tuy nhiên, các thứ tự thanh toán này cũng có thể bị tráo đổi nếu các bên có thỏa thuận, do nguyên tắc pháp luật Việt Nam đảm bảo cho yếu tố tự nguyện cam kết thỏa thuận trong dân sự.

Ngoài ra, trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền truy đòi tài sản bảo đảm nhưng phải tuân theo nguyên tắc về thứ tự ưu tiên thanh toán và quy định khác về thừa kế.

Các biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Khi xác lập giao dịch đảm bảo, các bên cần lưu ý hiệu lực đối kháng với người thứ ba không áp dụng cho mọi biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, hiệu lực đối kháng với người thứ ba chỉ phát sinh đối với 4 biện pháp bảo đảm sau:

Các biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Thời điểm chấm dứt hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Thời điểm chấm dứt hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm là thời điểm nghĩa vụ bảo đảm được hoàn thành. Căn cứ theo Điều 302 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, khi nghĩa vụ đảm bảo được hoàn thành thì tài sản bảo đảm sẽ không phải đem ra xử lý và bển bảo đảm sẽ được nhận lại tài sản đó, điều này có nghĩa là không làm phát sinh quyền đối với tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm, khi đó hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm chấm dứt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật dân sự

    Pháp luật dân sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO