Thẩm quyền tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự

Để tự mình tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Như vậy, năng lực hành vi dân sự là tiêu chí để đánh giá khả năng tự mình tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự của cá nhân. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự thì giao dịch dân sự của họ sẽ do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Vậy đâu là những căn cứ để xác định một người mất năng lực hành vi dân sự? Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ giải đáp thắc mắc cho Quý khách hàng về thẩm quyền tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự.

Pháp luật dân sự

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì ?

Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Như vậy, cá nhân được coi là có năng lực hành vi dân sự khi cá nhân đó tự bản thân thực hiện tất cả các quyền, nghĩa vụ mà pháp luật thừa nhận, gán cho chủ thể.

Ví dụ về người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Chị B 25 tuổi là chủ sở hữu hợp pháp của một mảnh đất. Với tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, chị B có khả năng tự bản thân xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến mảnh đất của mình như bán hoặc tặng mảnh đất cho người khác, …

Thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự?

Theo khoản 1 điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự phải thỏa mãn hai điều kiện sau:

  • Điều kiện cần: Người này ở trong tình trạng mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Điều kiện đủ: phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự, tuyên theo yêu cầu của người có lợi ích liên quan. Quyết định của tòa án được đưa ra dựa trên cơ sở kết luận của pháp y tâm thần.

Cần lưu ý rằng, mất năng lực hành vi dân sự là một tình trạng pháp lý. Do đó, cá nhân bị coi là mất năng lực hành vi khi bị tuyên bố mất năng lực hành vi. Nếu trên thực tế cá nhân ở trong trong tình trạng mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình nhưng chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi thì cá nhân đó vẫn được coi là người có đủ năng lực hành vi.

Hồ sơ làm thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

  • Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu số 01 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự).
  • Giấy khai sinh, căn cước công dân, hộ chiếu (trường hợp không có căn cước công dân), giấy đăng ký kết hôn (nếu có) của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
  • Bản kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. (Nếu không có kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, thì có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định).
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh người yêu cầu là người có quyền yêu cầu.
  • Tài liệu khác có liên quan.

Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự?

Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định Tòa án có thẩm quyền trong việc yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Phân cấp thẩm quyền Tòa án

Bên cạnh đó, điểm a Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 cũng nêu ra quy định chi tiết về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tại khoản 1 Điều 27 của Bộ luật này (yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi).

Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ

Căn cứ Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ. Điểm a xác định: “Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”

Đồng thời theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Đối với yêu cầu tại khoản 1 Điều 27 của Bộ luật này (yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết.

Tóm lại, từ những quy định pháp luật nêu trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự là:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự cư trú, làm việc.
  • Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết.

Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.”

Như vậy, hủy bỏ quyết định tuyên bố cần thỏa mãn những điều kiện sau:

  • Không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Có yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.
  • Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự của Luật Việt An

  • Tư vấn các quy định pháp luật dân sự về mất năng lực hành vi dân sự;
  • Soạn thảo hồ sơ yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền;
  • Luật sư đại diện khách hàng tham gia giải quyết việc dân sự tại tòa án.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thẩm quyền tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự. Quý khách hàng có nhu cầu trao đổi, hỗ trợ làm thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật dân sự

    Pháp luật dân sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO