Thủ tục đòi lại quyền nuôi con

Trong các vụ ly hôn, quyền nuôi con luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm và phức tạp nhất. Dù Tòa án đã có phán quyết ban đầu, nhưng trong thực tế, không ít trường hợp cha hoặc mẹ muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con vì nhiều lý do khác nhau như: điều kiện kinh tế thay đổi, môi trường sống không phù hợp, hay người đang nuôi dưỡng không thực hiện đúng nghĩa vụ chăm sóc con hay đơn gian chỉ là họ chưa đồng ý với quyết định của Tòa. Vậy trong những trường hợp đó, làm sao để yêu cầu Tòa án xem xét lại quyền nuôi con? Bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đòi lại quyền nuôi con

Khi vợ chồng ly hôn ai sẽ là người nuôi con?

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn, vợ chồng chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Đối với trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

  • Căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 84, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức theo quy định, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Tuy nhiên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con chỉ được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Lưu ý: Trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp có căn cứ trên thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Cụ thể:

  • Người thân thích: là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời như là ông, bà, cô, dì, chú, bác…
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em: UBND các cấp, Bộ Nội vụ,….
  • Hội Liên hiệp phụ nữ.

Hồ sơ đòi lại quyền nuôi con

Hồ sơ đòi lại quyền nuôi con

Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con;
  • Bản án ly hôn (đối với trường hợp ly hôn đơn phương) hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn (đối với trường hợp ly hôn thuận tình);
  • Bảo sao giấy khai sinh của con;
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh có căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con (áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con)

Thủ tục đòi lại quyền nuôi con

Thẩm quyền giải quyết

  • Việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể trở thành vụ án tranh chấp nếu cha mẹ không đạt được thỏa thuận, hoặc khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện, buộc người còn lại hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan phải khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con. Theo quy định, dù là tranh chấp (khi không thỏa thuận được) hay yêu cầu (khi đã thỏa thuận được) về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, thì đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp hoặc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  • Ngoài ra điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Ttố tụng dân sự 2015 Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài) nơi người trực tiếp nuôi con cư trú sẽ là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục đòi lại quyền nuôi con

Các bước thực hiện

  • Nộp hồ sơ như Luật Việt An đề cập đến Tòa án
  • Tòa án sẽ có thông báo để người khởi kiện nộp tạm ứng án phí. Khi đó người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
  • Sau khi nhận biên lai, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết theo quy định

Phí , án phí phải nộp

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, án phí và lệ phí quy định đối với tranh chấp về hôn nhân gia đình, lao động không có ngạch giá (trường hợp này là thủ tục đòi lại quyền nuôi con) sẽ là 300.000 đồng.

Ví dụ thực tiễn về giải quyết việc đòi lại quyền nuôi con

Bản án số 593/2019/HNGĐ-ST ngày 04/6/2019 của TAND huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Toà án đã chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con do người cha đã tái hôn và không thường xuyên trực tiếp nuôi con.

Nhận định của Toà án như sau:

  • Sau ly hôn cháu P do bà N trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, còn trẻ T hiện nay học lớp 9 tại Trường THCS N (Quận 12) và đang sống chung với ông bà nội tại địa chỉ 114/4A tổ 20, ấp T, xã B, huyện H, Tp.H.
  • Phía bà N trình bày hiện nay ông Đ đã có gia đình riêng và không thường xuyên sinh sống tại địa chỉ 114/4A tổ 20, ấp T, xã B, huyện H, Tp.H. Hiện nay ông Đ không trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ T. Trẻ T là con gái trong giai đoạn trưởng thành cần sự quan tâm gần gũi chia sẻ từ phía người mẹ.
  • Hội đồng xét xử xét thấy tại Biên bản lấy lời khai ngày 06/7/2018 cháu T trình bày hiện đang sống chung với ông bà nội tại địa chỉ 114/4A tổ 20, ấp T, xã B, huyện H, Tp.H và có nguyện vọng được sống chung với mẹ. Mặt khác. tại Phiếu yêu cầu xác minh ngày 22/5/2019 của Công an xã B thể hiện ông Đinh Tiến Đ có đăng ký thường trú tại địa chỉ 114/4A tổ 20, ấp T, xã B, huyện H, Tp.H nhưng hiện nay ông Đ không cư ngụ tại địa chỉ này. Tại địa chỉ 114/4A tổ 20, ấp T, xã B, huyện H, Tp.H hiện nay chỉ có 03 nhân khẩu thực tế cư trú gồm ông Đinh Văn V (cha của ông Đ), bà Mai Thị L (mẹ của ông Đ) và cháu Đinh Hoàng Ngân T (con của ông Đ).
  • Do đó, xuất phát từ quyền lợi về mọi mặt của con, việc bà N yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi trẻ Ngân T là phù hợp với lợi ích của con và có cơ sở nên Hội đồng xét xử chấp nhận.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về thủ tục đòi lại quyền nuôi con. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp lý xung quanh đến hôn nhân gia đình, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn ly hôn

    Tư vấn ly hôn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hanoi@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO