Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp lý nội bộ, nhưng thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa có hệ thống pháp lý đầy đủ hoặc chưa được cập nhật thường xuyên. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như tranh chấp nội bộ, vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến uy tín và lợi ích của doanh nghiệp. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về vấn đề Hoàn thiện pháp lý nội bộ doanh nghiệp/
Đặc điểm doanh nghiệp tại Việt Nam
Doanh nghiệp tại Việt Nam có sự đa dạng lớn về quy mô, từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các tập đoàn lớn. Theo thống kê, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành kinh tế chiến lược như điện lực, dầu khí, và viễn thông. Các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
Doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước cả cơ hội và thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng thay đổi. Việc nâng cao năng lực quản lý, cải tiến công nghệ, và xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch không những giúp doanh nghiệp phát triển mà còn đóng góp hiệu quả hơn vào nền kinh tế quốc gia.
Tại sao cần Hoàn thiện pháp lý nội bộ doanh nghiệp
Do đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ bằng nhiều nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp. Dưới đây là những lý do cơ bản tại sao Hoàn thiện pháp lý nội bộ doanh nghiệp là cần thiết:
Thứ nhất, kiến thức pháp lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường hạn chế. Có rất ít chủ doanh nghiệp và nhà quản lý doanh nghiệp biết về vai trò của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Nhiều chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đi lên từ mô hình sản xuất nhỏ, thường làm việc theo thói quen vì họ không được đào tạo hoặc bồi dưỡng đầy đủ về kiến thức pháp luật.
Thứ hai, hệ thống luật pháp ngày càng phức tạp. Hệ thống pháp luật hiện tại của Việt Nam đang trở nên ngày càng khó thực hiện do hệ thống văn bản pháp luật phức tạp và chồng chéo. Việc áp dụng các văn bản pháp luật cũng khó khăn do có nhiều văn bản cùng điều chỉnh về một vấn đề, thậm chí lại được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau.
Thứ ba, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ít quan tâm đến công tác pháp chế và không hỗ trợ doanh nghiệp đầy đủ và kịp thời. Công tác pháp chế của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp thường bị bỏ qua, thậm chí ở những nơi có bộ phận pháp chế. Chất lượng cán bộ pháp chế là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, dịch vụ pháp lý dành cho các công ty nhỏ và vừa. Hiện nay, hầu hết các công ty và cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp nằm ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, trong khi ở những địa phương khác, số lượng các công ty và cá nhân này hạn chế. Do đó, việc doanh nghiệp muốn tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý từ những cá nhân am hiểu pháp lý thường khó khăn, đặc biệt là khi có thêm những thách thức về chi phí và ý kiến sai lầm của chủ doanh nghiệp.
Thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay
Hệ thống quy định về hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp
Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm huy động được sự tham gia trực tiếp của tổ chức đại diện doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ pháp lý và các chuyên gia độc lập trong các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý có tính mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Hoàn thiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (theo hướng nâng cao trách nhiệm, trọng tâm, chuyên môn hóa hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP).
Từ thực trạng này cho thấy, hệ thống quy định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn yếu và còn chưa thống nhất về một mối.
Hỗ trợ thông tin pháp lý đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp
Địa phương và các doanh nghiệp đã chú trọng đến công tác pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên thì khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của doanh nghiệp hiện nay còn rất hạn chế. Việc công khai các quy định cũng như các văn bản điều hành trong quá trình thực hiện chưa tạo thuận lợi, hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nội dung các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nhận thức từ phía doanh nghiệp còn nhiều hạn chế
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập, nên nhận thức về tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng kinh doanh nói chung và kiến thức pháp luật nói riêng của các doanh nghiệp đang từng bước được cải thiện. Hiện nay ở nhiều địa phương, Hiệp hội, các doanh nghiệp còn sẵn sàng sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên của mình để thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chứ không chỉ thụ động dựa vào nguồn kinh phí của Nhà nước.
Các các vấn đề liên quan về Hoàn thiện pháp lý nội bộ doanh nghiệp
Quản lý hiệu quả vốn nhà nước và sử dụng các tài sản tại doanh nghiệp
Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung quy định liên quan đến chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước nhằm quản lý vốn nhà nước và sử dụng các tài sản tại doanh nghiệp có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng tài sản được hình thành từ dự án, công trình đầu tư để phục vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính của các doanh nghiệp.
Đối với việc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, thực tế gần đây cho thấy việc tiến hành chuyển nhượng vốn thực chất là bán đấu giá công khai. Các công ty có vốn góp phải chuyển nhượng tiền cơ bản được tạo ra từ việc cổ phần hóa các công ty có 100% vốn nhà nước. Điều này khác với quy định trước đây, các quy định trước không yêu cầu các công ty xây dựng phải có phương án sử dụng đất được phê duyệt đồng thời với quá trình cổ phần hóa. Điều này nên dẫn đến việc chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần trong trường hợp phương án sử dụng đất chưa được phê duyệt.
Sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
Việc quy định rõ vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ góp vốn chủ sở hữu Nhà nước được xác định là tài sản/vốn của pháp nhân doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật dân sự bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tự chủ trong hoạt động của pháp nhân là doanh nghiệp.
Tại Dự thảo Đề cương Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về xác định nội hàm quản lý đối với vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, cần xem xét thống nhất khái niệm vốn nhà nước và hoàn chỉnh bổ sung khái niệm vốn của doanh nghiệp, vốn đầu tư của chủ sở hữu (nhà nước) tại doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về vấn đề Hoàn thiện pháp lý nội bộ doanh nghiệp. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!