Kê biên tài sản thi hành án

Kê biên tài sản khi thi hành án là biện pháp cưỡng chế chủ yếu trong thi hành án nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trước thái độ không chấp hành án của người phải thi hành án. Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích về kê biên tài sản thi hành án theo quy định pháp luật.

Pháp luật dân sự

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, 2018, 2020;
  • Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.

Khái niệm

Kê biên tài sản thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành.

Biện pháp kê biên tài sản được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:

  • Theo bản án, quyết định của Tòa án, người phải thi hành có nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án.
  • Người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án.

Tài sản bị kê biên phải thuộc sở hữu của người phải thi hành án, bao gồm tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án và tài ản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác. Những tài sản này có thể đang do người phải thi hành hoặc người thứ ba quản lý, sử dụng.

  • Đã hết thời hạn tự nguyện do chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành không tự nguyện thi hành hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản.

Tài sản không được kê biên

Với mục đích nhân đạo, để đảm bảo cuộc sống bình thường của người phải thi hành án và những người họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, Điều 87 Luật Thi hành án dân sự quy định một số tài sản không được kê biên như sau:

Đối với trường hợp người phải thi hành án là cá nhân

  • Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
  • Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
  • Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
  • Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
  • Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
  • Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

Đối với trường hợp người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

  • Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
  • Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
  • Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Tài sản cấm lưu thông

Chấp hành viên không được kê biên những tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

Nguyên tắc thực hiện

Để đảm bảo việc thi hành án có hiệu quả và đúng pháp luật, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên phải tuân thủ những nguyên tắc quy định tại Điều 74, 75, 89, 95 của Luật Thi hành án dân sự và Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, Nghị định số 33/2020/NĐ-CP. Theo các quy định này khi áp dụng biện pháp kê biên, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của biện pháp cưỡng chế thi hành án còn phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Mọi tài sản thi hành án đều có thể bị kê biên thi hành án, trừ những tài sản không được kê biên theo quy định pháp luật, bao gồm tài sản thuộc sở hữu riêng, tài sản thuộc sở hữu chung với người khác, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người khác giữ.
  • Người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án về tài sản được kê biên để đảm bảo thi hành án. Nếu không thỏa thuận được, người phải thi hành án có quyền đề nghị chấp hành viên kê biên tài sản nào trước và chấp hành viên phải chấp hành đề nghị đó nếu xét thấy việc đề nghị đó không cản trở việc thi hành án. Nếu người phải thi hành án không đề nghị thì tài sản thuộc sở hữu riêng của ngừơi phải thi hành án được kê biên trước. Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ thì chấp hành viên mới kê biên tài sản chung với người khác.
  • Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án để thi hành án và thanh toán các chi phí thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn mức phải thi hành án mà không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để thi hành án.
  • Đối với tài sản kê biên thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì khi kê biên chấp hành viên phải thông báo cho cơ quan liên quan biết.

Thủ tục tiến hành

Bước 1: Ra quyết định và thông báo

Sau khi có kết quả xác minh về tài sản của ngừi phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản. Để đảm bảo quyền lợi của người phải thi hành án và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức kê biên tài sản, chấp hành viên phải có trách nhiệm thông báo cho những chủ thể liên quan biết.

Việc thông báo cưỡng chế kê biên tài sản được quy định tại các Điều 38, 39 và 88 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, chấp hành viên phải gửi quyết định kê biên tài sản cho UBND cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án hoặc cơ quan tổ chức có liên quan đến thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kẻ từ ngày ra quyết định kê biên, chấp hành viên phải thông báo quyết định kê biên cho người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan về việc kê biên.

Bước 2: Tiến hành kê biên

  • Khi tiến hành kê biên, trước tiên chấp hành viên công bố quyết định cưỡng chế thi hành án, giới thiệu thành phần hội đồng cưỡng chế thi hành cho tất cả những người có mặt biết.
  • Sau đó, chấp hành viên giải thích cho người phải thi hành án quyền được đề nghị kê biên tài sản nào trước. Đề nghị của người phải thi hành án được chấp hành viên chấp hành nếu không cản trở việc thi hành án. Nếu người phải thi hành án không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản riêng trước, sau đó mới kê biên đến tài sản chung với người khác.
  • Việc kê biên phải lập thành biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm kê biên, họ tên chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.

Định giá tài sản

Sau khi kê biên tài sản, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành xác định giá trị của tài sản kê biên nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người phải thi hành án. Việc xác định giá trị tài sản kê biên có thể được tiến hành theo sự thỏa thuận của các đương sự thông qua tổ chức định giá hoặc do chấp hành viên tự xác định.

Theo Điều 98 Luật Thi hành án dân sự thì việc xác định giá trị tài sản kê biên được tiến hành như sau:

  • Theo thỏa thuận: Trường hợp nếu ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
  • Theo kết quả thẩm định giá: Trong trường hợp đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá hoặc tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ hoặc việc thi hành án do cơ quan thi hành án chủ động tiến hành thì chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản.

Cách thức xử lý

Giao tài sản kê biên cho người được thi hành án

Theo Điều 100 Luật Thi hành án dân sự, nếu người phải thi hành án, người được thi hành án thỏa thuận được với nhau về việc người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì cháp hành viên lập biên bản ghi nhận sự thỏa thuận và giao tài sản đã kê biên cho người được thi hành án để trừ vào nghĩa vụ thi hành án.

Bán tài sản đã kê biên để thi hành án

Nếu người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản đã kê biên thì tài sản đã kê biên được bán để thi hành án. Theo Điều 101 Luật Thi hành án dân sự. tùy trường hợp tài sản đã kê biên được bán thông qua thủ tục bán đấu giá hoặc bán không qua thủ tục đấu giá.

Trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án

Việc trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án được thực hiện sau khi đưa ra bán đấu giá nhưng không thể bán được và người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án. Theo Điều 104 Luật Thi hành án dân sự, trong trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.

Nếu giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được giao lại cho người phải thi hành án quản lý, sử dụng. Người phải thi hành án không được đưa tài sản này tham gia các giao dịch dân sự cho đến khi họ thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.

Dịch vụ của Luật Việt An về thi hành án dân sự

  • Tư vấn pháp luật về kê biên tài sản thi hành án; về điều kiện, thủ tục thi hành án;
  • Tư vấn phương án, dự thảo phương án thi hành án tư vấn, giải thích cho khách hàng lựa chọn phương án tối ưu theo nhu cầu;
  • Soạn thảo đơn từ, văn bản như đơn yêu cầu thi hành án, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế, đơn khiếu nại tố cáo về thi hành án;…
  • Đại diện theo ủy quyền thực hiện những yêu cầu thi hành án và các công việc liên quan trong quá trình thi hành tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Tiến hành thủ tục khiếu nại, tố cáo hành vi thi hành án trái pháp luật.

Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về kê biên tài sản thi hành án cũng như các vấn đề về thi hành án, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Pháp luật dân sự

    Pháp luật dân sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO