Kỹ năng luật sư giúp đăng ký nhãn hiệu thành công

Nhãn hiệu không chỉ là biểu tượng hay tên gọi giúp khách hàng nhận diện sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, mà còn là tài sản vô hình có giá trị lâu dài. Chính vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ quyền lợi pháp lý là bước đầu tiên không thể thiếu trong chiến lược bảo vệ và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu vô cùng khó khăn, mất nhiều thời gian. Do vậy sự hỗ trợ của luật sư chuyên nghiệp là cần thiết giúp bạn đăng ký nhãn hiệu thành công, nhanh chóng. Sau đây, Luật Việt An xin cung cấp đến quý khách hàng bài viết kỹ năng luật sư giúp đăng ký nhãn hiệu thành công.

Tại sao cần có luật sư khi đăng ký nhãn hiệu?

Luật sư nhãn hiệu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu, cụ thể:

  • Luật sư giúp bạn tra cứu nhãn hiệu, đánh giá khả năng được cấp văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu từ đó hạn chế khả năng trùng, tương tự, gây nhầm lẫn đối với các nhãn hiệu đã đăng ký, tránh được nguy cơ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối đơn;
  • Luật sư giúp bạn chuẩn bị hồ sơ chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật tránh sai sót khiến đơn bị từ chối;
  • Luật sư hỗ trợ bạn phân loại hàng hóa/dịch vụ đúng nhóm sản phẩm/dịch vụ theo Bảng phân loại Nice;
  • Trường hợp nhãn hiệu đăng ký bị Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thiếu sót hoặc từ chối đơn, luật sư sẽ biết cách giải trình, sửa đổi, hoặc khiếu nại hiệu quả;
  • Trường hợp xảy ra tranh chấp, luật sư có thể đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn.
  • Ngoài ra cần lưu ý thêm là không phải luật sư nào cũng có thể tư vấn hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, chỉ các luật sư đồng thời là người đại diện sở hữu công nghiệp mới có thể có chuyên môn tốt nhất hỗ trợ khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thành công với các dự liệu và tư vấn chuyên sâu.

Các kỹ năng của luật sư giúp đăng ký nhãn hiệu thành công

Các kỹ năng của luật sư giúp đăng ký nhãn hiệu thành công

Kỹ năng phân tích và tra cứu nhãn hiệu

  • Luật sư hiểu rõ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, quy chế thẩm định nhãn hiệu, cùng với chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn của mình, luật sư sẽ phân tích, đánh giá các yếu tố gây nhầm lẫn, tương tự nhãn hiệu của bạn với nhãn hiệu đối chứng từ đó đưa ra các phương án phù hợp (ví dụ: thay đổi nhãn hiệu, chỉnh sửa nhãn hiệu…);
  • Bên cạnh việc tra cứu nhãn hiệu trong nước thì cần tra cứu các nhãn hiệu quốc tế chỉ định Việt Nam, luật sư có các kỹ năng tra cứu nhãn hiệu, biết sử dụng các công cụ tra cứu nhãn hiệu (WIPO, IP Vietnam…), sử dụng các hàm để tra cứu từ đó có thể phát hiện những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đã đăng ký;
  • Luật sư sẽ hỗ trợ bạn kết nối với Cục Sở hữu trí tuệ để thực hiện tra cứu chuyên sâu nhằm xác định chính xác khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu của bạn bởi vì cơ sở dữ liệu tra cứu online không cập nhật chính xác tình trạng xử lý hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Kỹ năng soạn thảo hồ sơ đầy đủ, chính xác

  • Luật sư sẽ chuẩn bị thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đầy đủ, đúng mẫu theo quy định pháp luật, tư vấn chuyên môn, xác định tính loại trừ của nhãn hiệu, tính phân biệt, khả năng đồng bộ nhãn hiệu với các quyền sở hữu trí tuệ và nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Việc điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế đòi hỏi sự cẩn trọng, chính xác từng câu chữ. Luật sư nắm chắc Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành và có kỹ năng phân tích, mô tả nhãn hiệu chính xác giúp bạn mô tả đúng bản chất, cấu trúc, màu sắc, ý nghĩa và cách phát âm của nhãn hiệu, tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ hoặc gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến phạm vi bảo hộ;
  • Luật sư có khả phân tích hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân để xác định chính xác loại hàng hàng/dịch vụ, từ đó xác định đúng nhóm hàng hóa/dịch vụ theo bảng phân loại Nice, tránh việc phân loại sai có thể dẫn đến việc không được bảo hộ trong lĩnh vực kinh doanh thực tế.

Kỹ năng xử lý phản hồi và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nộp đơn

Quá trình đăng ký nhãn hiệu không phải lúc nào cũng thuận lợi, có thể phát sinh nhiều vấn đề như Cục Sở hữu trí tuệ đưa thông báo sửa đổi thiếu sót của hồ sơ, đối thủ cạnh tranh phản đối đơn… Luật sư có các kỹ năng giúp bạn xử lý những tình huống phát sinh này, cụ thể:

  • Luật sư phải có khả năng đọc hiểu và phân tích chi tiết thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ giúp người nộp đơn hiểu rõ lý do từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi;
  • Luật sư có kiến thức sâu rộng về quy chế thẩm định nhãn hiệu, từ đó đưa ra, phân tích các tiêu chí mà Cục Sở hữu trí tuệ sử dụng để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, xác định xem phản hồi của Cục Sở hữu trí tuệ có hợp lý hay không;
  • Luật sư có kỹ năng soạn thảo công văn phúc đáp Cục Sở hữu trí tuệ một cách hợp lý, mạch lạc, đưa ra các căn cứ pháp lý thuyết phục để bảo vệ quyền lợi của người nộp đơn;
  • Luật sư sẽ đưa ra các phương án thay đổi nhãn hiệu hợp lý, không làm ảnh hưởng đến mục tiêu đăng ký nhãn hiệu của khách hàng;
  • Nếu có bên thứ ba phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, luật sư là người có kỹ năng phân tích và đánh giá căn cứ phản đối cấp văn bằng của bên thứ ba để đưa ra phương án bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Luật sư thực hiện các công việc gì khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu?

Luật sư thực hiện các công việc gì khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
  • Bước 2: Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ cho khách hàng gồm điều kiện cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu….
  • Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu cho khách hàng, đánh giá khả năng được cấp văn bằng bảo hộ
  • Bước 4: Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
  • Bước 5: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
  • Bước 6: Theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ
    • Theo dõi quá trình thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng từ ngày nộp đơn;
    • Theo dõi đơn đã được công bố hay chưa: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
    • Theo dõi quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Bước 7: Tiếp nhận thông báo dự định từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ, soạn thảo, nộp văn bản trả lời thông báo dự định từ chối đơn hoặc sửa đổi thiếu sót trong hồ sơ theo yêu cầu (nếu có)
  • Bước 8: Nhận quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, hỗ trợ khách hàng nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ và nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Bước 9: Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục khác sau khi được cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
    • Hướng dẫn gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
    • Theo dõi việc sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba và xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Các thông tin khách hàng cần cung cấp cho luật sư để đăng ký nhãn hiệu?

  • Quý khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản sau cho luật sư:
  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà quý khách hàng đang kinh doanh;
  • Thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu (cung cấp bản sao căn cước công dân, căn cước, hộ chiếu đối với cá nhân; bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức).
  • Dựa trên những thông tin, tài liệu mà quý khách hàng cung cấp luật sư sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo đúng quy định pháp luật gồm các giấy tờ sau:
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Giấy ủy quyền cho luật sư của Luật Việt An nộp đơn;
  • Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có thêm: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận; Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu; Bản đồ khu vực địa lý; Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO