Ly thân có phải ra tòa hay không

Ly thân có phải ra tòa hay không là câu hỏi được nhiều quan tâm khi cuộc sống vợ chồng rơi vào tình trạng mâu thuẫn không thể chung sống được nữa. Ly thân được hiểu là việc vợ chồng ngừng chung sống, nhưng mối quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến các bạn nội dung ly thân có phải ra tòa không để bạn đọc tham khảo.

Ly thân là gì?

Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định giải thích cụm từ ly thân. Tuy nhiên, trên thực tế ly thân được hiểu là việc vợ chồng không còn chung sống với nhau do quan hệ tình cảm đã rạn nứt nhưng vẫn chưa thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, ly thân là một giai đoạn trung gian giữa cuộc sống hôn nhân và việc chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ này thông qua thủ tục ly hôn. Đặc điểm của ly thân đó là:

Ly thân là gì

  • Ly thân không phải là ly hôn, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân.
  • Việc ly thân dựa trên thỏa thuận giữa hai vợ chồng .
  • Mục đích của việc ly thân là tạo thời gian để hai vợ chồng suy nghĩ, giải quyết mâu thuẫn hoặc đơn giản là sống riêng.
  • Lý do ly thân có thể là do rạn nứt tình cảm, bạo lực gia đình, vấn đề tài chính, vấn đề con cái…

Trong nhiều trường hợp, vợ chồng trải qua thời gian ly thân lại trở về sống chung với nhau mà không phải ly hôn. Có thể nói, ly thân là giải pháp cần thiết để vợ chồng suy nghĩ cặn kẽ, nhìn lại khiếm khuyết của nhau trước khi quyết định ly hôn. Ly thân là một thực tế cần được nhà nước và xã hội thừa nhận. Ly thân sẽ giúp tránh được bạo lực gia đình, hạn chế gia đình tan vỡ và “biết đâu” sau khi ly thân, có thời gian suy nghĩ lại mà người ta lại trở về với nhau. Do vậy, Bộ Tư pháp khuyến nghị phương án đưa ly thân vào Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy vậy, từ trước tới nay, quy định về ly thân vẫn chưa được cụ thể hóa trong pháp luật hôn nhân và gia đình.

Ly thân có phải ra tòa không?

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản pháp luật hiện hành chưa có bất kỳ quy định cụ thể về vấn đề ly thân, do vậy việc ly thân không phải nộp đơn tại tòa án và việc ly thân sẽ do vợ chồng thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện giữa vợ và chồng.
  • Mặt khác việc ly thân giữa vợ chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Vì vậy, các bên không thể yêu cầu tòa án giải quyết việc ly thân của mình, nên vợ chồng có thể tự thỏa thuận ly thân.

Trước đây, đã có nhiều ý kiến đại biểu xây dựng luật đóng góp đề xuất rằng: khi một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu giải quyết ly thân thì UBND sẽ cấp phép ly thân khi cả hai bên thuận tình ly thân và không có tranh chấp về tài sản và con cái. Việc ly thân phải được ghi chú vào Sổ bộ hộ tịch và Sổ hộ tịch cá nhân. Còn nếu có tranh chấp thì do Toà án giải quyết. Căn cứ ly thân và thủ tục giải quyết ly thân được quy định giống như giải quyết việc ly hôn. Còn một bên đòi ly thân, bên kia lại đòi ly hôn thì Toà án ưu tiên giải quyết ly hôn.

Tuy nhiên, cũng nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này, bà Hà Thanh Vân (Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) cho biết: “Nếu Luật quy định việc giải quyết ly thân và căn cứ ly thân như ly hôn thì không nên đưa vào làm gì. Vì nếu pháp luật công nhận ly thân sẽ gây ra nhiều hậu quả khác như bạo lực nhiều hơn. Không ít, người vợ (người chồng) biến con mình thành những “thám tử” theo dõi vợ (chồng) gây ra những tổn thương cho con trẻ”.

Theo phân tích của bà Vân, không nhiều người có nhà riêng để ra ngoài “ly thân”, vì thế, tiếng là ly thân nhưng hầu hết mọi người vẫn sống chung một mái nhà, mâu thuẫn vẫn tồn tại và nảy sinh. Nếu pháp luật công nhận ly thân thì sẽ có người coi đó là “một cái thòng lọng” để trói buộc, áp bức vợ (chồng) mình”. Bà Vân cho biết, thay vì công nhận ly thân, chính sách nên tăng cường hỗ trợ kỹ năng sống cho người dân về hôn nhân, để họ lường trước được hậu quả của các hành động hơn, vì văn hoá Việt Nam, nếu ly thân mà ra Toà thì hôn nhân cũng không còn gì để “vớt vát”.

Ưu và nhược điểm của việc ly thân

Ưu và nhược điểm của việc ly thân

Việc có nên ly thân hay không là một quyết định cá nhân và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi cặp đôi, mỗi cặp đôi cần cân nhắc kỹ lưỡng những ưu và nhược điểm để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Ưu điểm

  • Ly thân có thể là khoảng thời gian để cả hai vợ chồng bình tĩnh lại, nhìn nhận lại mối quan hệ và tìm cách giải quyết các vấn đề.
  • Sống xa nhau có thể giúp giảm thiểu những xung đột và căng thẳng hàng ngày, tạo không gian thoải mái hơn cho vợ chồng.
  • Trong một số trường hợp, ly thân có thể là cách tốt nhất để bảo vệ con cái khỏi những xung đột nghiêm trọng giữa bố mẹ.
  • Ly thân giúp mỗi người có cơ hội khám phá bản thân, tìm hiểu những điều mình muốn và cần trong cuộc sống.

Nhược điểm

  • Ly thân chỉ là giải pháp tạm thời, nó không giải quyết được những vấn đề sâu xa trong mối quan hệ. Nếu không được giải quyết, các vấn đề này có thể tái diễn khi cả hai quay lại sống chung.
  • Ly thân có thể gây ra tổn thương cho con cái, khiến trẻ cảm thấy bất an và lo lắng.
  • Việc ly thân có thể khiến cặp vợ chồng phải đối mặt với những áp lực từ gia đình, bạn bè và xã hội.
  • Sau một thời gian dài ly thân, việc tái hợp có thể trở nên khó khăn hơn, thậm chí là không thể.

Ly thân bao lâu thì ly hôn?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Hiện tại pháp luật không quy định về thời gian ly thân để tiến hành ly hôn. Tuy nhiên, thời gian ly thân có thể được sử dụng làm cơ sở để yêu cầu đề nghị ly hôn bởi lý do là thời gian ly thân phản ánh được sự không đồng thuận, không tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết được mâu thuẫn, hàn gắn mối quan hệ, do vậy việc ly hôn trở thành giải pháp giải thoát cho mối quan hệ vợ chồng.

Căn cứ Tòa án quyết định cho ly hôn là khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Nếu chứng minh được có sự vi phạm các điều kiện trên, một trong hai vợ chồng có quyền nộp đơn xin ly hôn và tòa án sẽ xem xét giải quyết mà không quan tâm đến thời gian đã sống ly thân.

Phân biệt ly thân và ly hôn

Điểm giống nhau

  • Ly thân và ly hôn diễn ra khi sự mâu thuẫn giữa vợ chồng đã đưa quan hệ hôn nhân vào tình trạng nghiêm trọng, dẫn đến cuộc sống và mục tiêu của cuộc hôn nhân không đạt được.
  • Tình cảm vợ chồng rạn nứt dẫn đến không còn mong muốn sống chung, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau, không muốn sinh hoạt cùng nhau.

Điểm khác nhau

Thứ nhất, về hậu quả pháp lý

  • Ly thân chỉ là hình thức vợ chồng không còn chung sống với nhau trên thực tế nhưng trên phương diện pháp lý, giữa họ vẫn tồn tại quan hệ vợ chồng và được pháp luật thừa nhận. Vợ chồng ly thân vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình.
  • Ly hôn là hình thức làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trên phương diện pháp lý. Quan hệ vợ chồng được chấm dứt theo quyết định, bản án của tòa án. Kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật thì họ không còn là vợ chồng của nhau và không có các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Thứ hai, thủ tục thực hiện ly thân và ly hôn

  • Ly thân là do vợ chồng tự thỏa thuận không chung sống với nhau nữa mà không cần yêu cầu tòa án giải quyết. Sau một thời gian ly thân nếu vợ chồng còn tình cảm, muốn quay lại thì họ có thể trở về chung với với nhau như trước.
  • Ly hôn là việc vợ chồng yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết. Ly hôn có hai kiểu là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Sau khi ly hôn, vợ chồng còn tình cảm có thể quay lại chung sống với nhau nhưng nếu họ muốn được pháp luật công nhận thì phải thực hiện lại thủ tục đăng ký kết hôn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về câu hỏi ly thân có phải ra tòa không? Quý khách có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn ly hôn

    Tư vấn ly hôn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title