Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một bước đi vô cùng quan trọng để khẳng định quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể trực tiếp thực hiện các thủ tục đăng ký. Lúc này, giấy ủy quyền sẽ là một công cụ pháp lý hữu hiệu, giúp ủy quyền cho một tổ chức hoặc cá nhân khác đại diện thực hiện các thủ tục này. Công ty Luật Việt An – Đại diện sở hữu trí tuệ sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin tư vấn về 01 bản giấy ủy quyền khi đăng ký nhãn hiệu qua bài viết dưới đây.
Giấy ủy quyền khi đăng ký nhãn hiệu
Trong thực tế, việc ủy quyền khá phổ biến và được thực hiện dưới nhiều hình thức như giấy ủy quyền viết tay, hợp đồng ủy quyền, ủy quyền bằng miệng,…Tuy nhiên, ủy quyền chỉ được công nhận khi lập thành văn bản.
Hiện nay, có hai loại văn bản ủy quyền chính được sử dụng trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu:
Giấy ủy quyền: Là bên ủy quyền đơn phương ủy quyền công việc cho bên nhận. Khi giấy ủy quyền được lập, bên nhận ủy quyền có thể đồng ý và từ chối.
Hợp đồng ủy quyền: Ghi nhận những điều khoản cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Sau khi hợp đồng được ký kết, nếu xảy ra tranh chấp, mỗi bên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khi đăng ký nhãn hiệu, trường hợp nào cần giấy ủy quyền?
Theo yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1, điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019, 2022), đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau:
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 08, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;
05 Mẫu nhãn hiệu kích thước 80 x 80 mm;
01 Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
01 bản giấy ủy quyền khi đăng ký nhãn hiệu (nếu nộp đơn thông Đại diện sở hữu công nghiệp);
01 Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
01 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Người nhận ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký có thể cá nhân hoặc tổ chức. Đối với chủ thể nhận ủy quyền theo hợp đồng dịch vụ, bên nhận ủy quyền buộc phải có chức năng đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Theo quy định, chỉ có tổ chức đủ điều kiện mới có quyền thực hiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Cách nhận biết đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại điều 151, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:
Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Điều kiện kinh doanh và hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp
Theo điều 154, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Bên cạnh đó, cá nhân cần đảm bảo các điều kiện sau tại điều 155 để được hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp:
Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Như vậy, cá nhân sẽ không thể hành nghề đại diện sở hữu công nghệ độc lập mà phải tham gia vào một tổ chức đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghệ.
Đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp
Điều 156, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về việc ghi nhận tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ như sau:
“Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện kinh doanh, hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định theo pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đó.”
Một số đại diện sở hữu công nghiệp uy tín và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề như đại diện Sở hữu trí tuệ Công ty Luật Việt An, công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Vipatco, Công ty TNHH Tầm nhìn & Liên danh (Vision & Associates), Công ty Luật Phạm và Liên danh,…
Đại diện của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo ủy quyền
Theo điều 4, Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP, đại diện hợp pháp của người nộp đơn, người khiếu nại theo quy định tại Điều 89 và Điều 119a của Luật Sở hữu trí hiện hành tuệ bao gồm những tổ chức, cá nhân sau đây:
Đối với người nộp đơn là tổ chức, cá nhân tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:
Người đại diện theo pháp luật/Người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật của người nộp đơn ủy quyền.
Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo ủy quyền của người nộp đơn.
Trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước được giao trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 có hiệu lực hoặc thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng sẽ do Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo ủy quyền của đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Đối với người nộp đơn là Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam sẽ do tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo ủy quyền của người nộp đơn.
Phạm vi ủy quyền khi đăng ký nhãn hiệu
Người được ủy quyền sẽ có quyền với những hoạt động mà người ủy quyền và người được ủy quyền đã thống nhất với nhau trong phạm vi ủy quyền chẳng hạn như:
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: Bên được ủy quyền sẽ đại diện cho chủ sở hữu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan chức năng tương đương tại các quốc gia khác.
Nhận thông báo và trả lời: Bên được ủy quyền sẽ nhận các thông báo từ cơ quan đăng ký, cũng như thực hiện việc phản hồi, giải quyết các yêu cầu bổ sung hoặc tranh chấp nếu có.
Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan: Ngoài việc nộp đơn, bên được ủy quyền có thể thực hiện các thủ tục khác liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu, như yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin, hoặc gia hạn thời gian bảo hộ.
Quản lý hồ sơ: Bảo quản và xử lý toàn bộ tài liệu liên quan đến quá trình đăng ký nhãn hiệu.
Nội dung bản giấy ủy quyền khi đăng ký nhãn hiệu
Theo điều 107, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019, 2022), việc uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
Phạm vi uỷ quyền;
Thời hạn uỷ quyền;
Ngày lập giấy uỷ quyền;
Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.
Lưu ý: Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.
Vai trò của bản giấy ủy quyền khi đăng ký nhãn hiệu
Giấy ủy quyền là một công cụ pháp lý linh hoạt, giúp chủ sở hữu nhãn hiệu chủ động giao việc cho các tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nhờ đó, chủ sở hiệu có thể tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình đăng ký. Đặc biệt, khi gặp phải những khó khăn như sức khỏe không đảm bảo, vướng bận công việc hoặc không am hiểu về thủ tục pháp lý, giấy ủy quyền càng trở nên cần thiết. Bên được ủy quyền, thường là các công ty luật hoặc đại lý sở hữu công nghiệp, sẽ đại diện chủ sở hữu thực hiện toàn bộ các thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ, từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Với việc ủy quyền cho Công ty Luật Việt An đăng ký nhãn hiệu, quý khách sẽ nhận được:
Đại diện đăng ký trong suốt quá trình đăng ký nhãn hiệu.
Thay mặt nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, thẩm định đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu (nếu có).
Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chuyển lại cho khách hàng.
Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay với các luật sư của công ty luật- đại diện sở hữu trí tuệ Việt An để được tư vấn và nhận dịch vụ trọn gói với chi phí hợp lý nhất!