Các thắc mắc liên quan đến gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân đã dần chú trọng hơn tới các vấn đề của lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ các tài sản vô hình của họ. Một trong những thủ tục được nhiều tổ chức, cá nhân doanh nghiệp thực hiện nhất đó chính là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ cho nhãn hiệu của doanh nghiệp của mình. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giải thích rõ hơn các thắc mắc liên quan đến gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không có hiệu lực vĩnh viễn mà có hiệu lực theo thời hạn, cụ thể, theo quy định hiện nay tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Một điểm khiến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nói riêng và các văn bằng bảo hộ khác nói chung trở lên đặc biệt hơn so với các loại giấy chứng nhận khác, đó chính là hiệu lực được tính từ ngày nộp đơn, chứ không phải tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Các chủ văn bằng bảo hộ nên chú ý điều này để thực hiện gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn có thời hạn mười năm. Mỗi lần gia hạn, chủ nhãn hiệu có thể lựa chọn gia hạn thời gian bảo hộ của nhãn hiệu đối với toàn bộ hoặc bảo hộ một phần các danh mục hàng hoá, dịch vụ đang sử dụng nhãn hiệu đó.
Thời hạn nộp hồ sơ xin gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Trong vòng 6 tháng trước khi nhãn hiệu đang được bảo hộ hết hiệu lực, chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn tới cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp – Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trong trường hợp quá thời hạn nêu trên mà chủ nhãn hiệu chưa nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn thì vẫn có thể gửi hồ sơ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. tuy nhiên, trường hợp này sẽ bị coi là nộp muộn và chủ nhãn hiệu sẽ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật.
Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ yêu cầu gia hạn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, hồ sơ yêu cầu gia hạn thời gian bảo hộ nhãn hiệu hiện nay bao gồm các tài liệu sau:
Cách thức nộp hồ sơ
Chủ văn bằng có thể lựa chọn một trong các cách thức sau để nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn nhãn hiệu:
Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;
Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Như vậy, có thể thấy rằng cách thức nộp hồ sơ rất đa dạng, quý khách có thể lựa chọn cách thức phù hợp nhất để thực hiện.
Thời hạn xử lý hồ sơ gia hạn nhãn hiệu
Khoản 4 Điều 31 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định thời hạn để xử lý hồ sơ yêu cầu là tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn trong các trường hợp sau:
Hồ sơ yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng.
Trong trường hợp này, chủ giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ có thời hạn là 02 tháng để thực hiện sửa đổi, bổ sung hoặc có ý kiến phản hồi lại với cơ quan nhà nước. Nếu như hết thời hạn trên mà các lỗi không được sửa chữa hoặc đã sửa chữa nhưng vẫn thiếu sót thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Lệ phí gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Lệ phí gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 63/2023/TT-BTC, lệ phí gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:
Từ ngày 01/7/2024 đến hết 31/12/2024:
Mức phí sẽ là: 50.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Mức phí này được áp dụng cho cả hai hình thức nộp hồ sơ.
Từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025:
Nếu nộp hồ sơ trực tiếp: 100.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ
Nếu nộp hồ sơ qua dịch vụ trực tuyến: 50.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ
Từ ngày 01/01/2026 trở đi:
Mức phí là 100.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ. Mức phí này áp dụng cho cả hai hình thức nộp hồ sơ.
Lưu ý, đối với trường hợp nộp hồ sơ muộn hơn so với quy định, chủ văn bằng sẽ phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn. cụ thể, đối với mỗi tháng nộp muộn, chủ văn bằng sẽ phải nộp thêm 10% lệ phí.
Các mức lệ phí, phí khác có liên quan
Phí thẩm định yêu cầu gia hạn: 160.000 đồng
Phí sử dụng văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ: 700.000 đồng
Phí công bố Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Việt An về các thắc mắc liên quan đến gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Quý khách có nhu cầu tư vấn thêm về lĩnh vực sở hữu trí tuệ vui lòng liên hệ với chúng tôi.