Dù không phải là một hoạt động mới nhưng chuyển đổi khoản vay thành vốn góp trong doanh nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến những năm gần đây. Việc chuyển đổi này đem lại những cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn nền kinh tế. Bởi nhiều người vẫn chưa quá hiểu rõ về vấn đề chuyển nhượng này. Trong bài dưới đây, Luật Việt An sẽ chia sẻ những vấn đề pháp lý liên quan để quý khách có thể tìm hiểu cũng như đưa ra cho quý khách mẫu thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp để quý khách tham khảo.
Quy định về việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào cấm việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp cũng như không có hướng dẫn cụ thể nào về quy trình chuyển đổi này. Chuyển đổi khoản vay thành vốn góp, cổ phần thực chất là việc tăng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phần mới để chi trả cho khoản vay từ bên đi vay, không phải nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần từ thành viên, cổ đông hiện tại. Việc chuyển đổi khoản khoản vay thành vốn góp, cổ phần này sẽ không ảnh hưởng đến các khoản vốn góp, cổ phần hiện tại của các thành viên, cổ đông doanh nghiệp. Điểm khác biệt ở đây là việc chuyển tiền (ở đây là khoản vay) đã được thực hiện xong trước khi công ty đưa ra quyết định tăng vốn
Việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp được quy định tại khoản 2, Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;
Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;
Như vậy, có thể thấy các bên có thể thống nhất với nhau về việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp và pháp luật không cấm điều này.
Những lưu ý về việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp
Thông qua việc cấn trừ khoản vay thành vốn góp, cổ phần của công ty. Tuyy nhiên sẽ không có dòng tiền mua phần vốn góp, cổ phần được chuyển cho doanh nghiệp (bên vay) từ thành viên, cổ đông mới (bên cho vay). Vì thế, cần lưu ý Cơ quan Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế có thẩm quyền yêu cầu thành viên, cổ đông mới và doanh nghiệp giải trình rõ về dòng tiền mua phần vốn góp đó. Một trong những điều quan trọng nhất của việc chuyển nhượng này đó là Hợp đồng vay và Hợp đồng chuyển đổi khoản vay thành vốn góp
Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau:
Thứ nhất, Hợp đồng vay
Cần kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng vay vốn mà hai bên đã ký kết
Kiểm tra hợp đồng vay vốn nước ngoài đã được đăng ký với Ngân hàng nhà nước (khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên) hoặc thông báo với Ngân hàng nhà nước;
Thứ hai, Hợp đồng chuyển đổi khoản nợ thành vốn góp
Các văn bản này cần ghi nhận rõ thời điểm chuyển đổi, số tiền chuyển đổi, xử lý tiền lãi và tiền gốc hay lãi phạt trả chậm …, số tỷ lệ phần trăm vốn mà bên đầu tư vốn sẽ sở hữu trong doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi.
Thứ ba, thủ tục nội bộ
Các bên cần thông qua các thủ tục nội bộ của doanh nghiệp; lấy ý kiến của các thành viên, cổ đông về viẹc thay đổi tỷ lệ vốn góp tăng.
Cần phải thực hiện các thủ tục liên quan tại Cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển nhượng khoản vay thành vốn góp
Trường hợp khoản vay vốn đó có yếu tố nước ngoài cần lưu ý thêm các điều kiện đầu tư và điều kiện đầu tư kinh doanh để đảm bảo đáp ứng được những quy định pháp luật về phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Mẫu thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp
Dưới đây Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách mẫu thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp. Lưu ý, mẫu này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc cần giải đáp có thể tìm đến Luật Việt An để được hỗ trợ 1 cách nhanh nhất.
Hồ sơ thủ tục chuyển đổi khoản vay thành vốn góp
Bước 1: Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Lưu ý: Đối với bước này chỉ áp dụng với những trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 gồm: Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của của tổ chứng kinh tế theo quy định
Hồ sơ gồm có:
Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư
Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh
Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức
Giải trình về nội dung điều chỉnh
Báo cáo tài chính có kiểm toán năm gần nhất của công ty
Hợp đồng vay
Thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp
GCN đăng ký doanh nghiệp
Giấy ủy quyền
Giấy tờ pháp lý của các bên liên quan
Thủ tục:
Nơi nộp: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hình thức nộp: Nộp trực tiếp
Thời gian thụ lý: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ
Kết quả: Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới
Bước 2: Đăng ký thay đổi khoản vay với Ngân hàng nhà nước
Lưu ý: Bước này áp dụng đối với những khoản vay trung – dài hạn là những khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm
Hồ sơ gồm:
Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài
Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản về tình hình rút vốn, trả nợ
Hợp đồng vay
Thỏa thuận chuyển đổi Khoản vay thành vốn góp
Giấy ủy quyền
Giấy tở pháp lý của người được ủy quyền làm thủ tục
Thủ tục
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay có thay đổi (Căn cứ trên văn bản thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp), doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi với Ngân hàng nhà nước
Nơi nộp: Ngân hàng nhà nước
Hình thức nộp: Nộp trực tiếp hoặc chuyển phát qua đường bưu điện
Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
Kết quả: Nếu hồ sơ được thông qua sẽ nhận được Văn bản xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay
Bước 3: Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Tăng vốn điều lệ)
Hồ sơ gồm có:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Quyết định của Chủ sở hữu đối với công ty 1tv/ HĐTV đối với công ty TNHH 2tv trở lên/ ĐHĐCĐ đối với công ty cổ phần
Biên bản họp
Danh sách cổ đông/ thành viên là nhà đầu tư nước ngoài
Hợp đồng vay
Thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp
Giấy ủy quyền
Giấy tờ pháp lý của các bên liên quan
Thủ tục chuyển đổi
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi (Căn cứ theo ngày có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp). Doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nơi nộp: Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư’
Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
Kết quả: Nếu hồ sơ không có sai sót sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An mẫu thỏa thuận chuyển đổi khoản vay thành vốn góp. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.