Chuyển khoản vay công ty mẹ thành vốn góp công ty con ở Việt Nam
Việc chuyển khoản vay công ty mẹ thành vốn góp công ty con ở Việt Nam là một giao dịch thường gặp khi công ty con rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn. Để thông tin và phòng tránh các rủi ro pháp lý liên quan đến vấn đề này, bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ tư vấn cho quý khách một vài thông tin về chuyển khoản vay công ty mẹ thành vốn góp công ty con ở Việt Nam.
Cơ sở pháp lý
Luật Đầu tư 2020;
Luật Doanh nghiệp 2020;
Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Thông tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 08/2023/TT-NHNN.
Chuyển đổi khoản vay công ty mẹ thành vốn góp công ty con ở Việt Nam là gì?
Một trong những cách huy động vốn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là vay từ công ty mẹ. Khi đến hạn trả nợ, có các phương án bao gồm:
Bên vay trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận tại hợp đồng vay;
Bên vay và bên cho vay có thể tiếp tục thỏa thuận để gia hạn thời hạn vay;
Bên vay và bên cho vay thỏa thuận chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ khoản nợ thành vốn góp trong công ty đồng thời tăng vốn điều lệ. Trường hợp này, bên cho vay sẽ tăng tỷ lệ sở hữu trong công ty.
Như vậy nếu doanh nghiệp lựa chọn phương án thứ 3 thì có nghĩa rằng khoản vay của công ty con sẽ được chuyển thành vốn góp của công ty mẹ.
Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý trước khi thực hiện thực hiện thủ tục chuyển khoản vay thành vốn góp đầu tư, vốn điều lệ
Kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng vay vốn mà hai công ty đã ký kết;
Kiểm tra hợp đồng vay vốn nước ngoài đã được đăng ký với Ngân hàng nhà nước (khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên) hoặc thông báo với Ngân hàng nhà nước;
Kiểm tra khoản vốn vay đã được chuyển vào tài khoản vốn của công ty (công ty vay);
Kiểm tra tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty sau khi tăng vốn có đảm bảo đủ tỷ lệ theo quy định pháp luật đối với những lĩnh vực đầu tư có điều kiện (giới hạn tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp);
Kiểm tra những cam kết khác của doanh nghiệp để đảm bảo việc thực hiện thủ tục tại Cơ quan nhà nước được diễn ra thuận lợi.
Trình tự chuyển khoản vay thành vốn góp đầu tư, vốn điều lệ
Trường hợp khoản vay nước ngoài
Bước 1: Trường hợp công ty mẹ là công ty nước ngoài, cần làm thủ tục đăng ký mua lại cổ phần vốn góp/góp thêm vốn vào công ty Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Đầu tư, Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư như sau:
Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư trên cơ sở chuyển khoản vay thành vốn góp;
Quyết định công ty cho vay về việc chuyển khoản vay thành vốn góp;
Thỏa thuận chuyển khoản vay thành vốn góp giữa hai công ty;
Báo cáo tài chính năm gần nhất của Công ty;
Văn bản giải trình kèm theo các tài liệu liên quan đến khoản vay;
Tài liệu khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Địa điểm nộp hồ sơ:
Phòng kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính; hoặc
Ban quản lý các khu công nghiệp (đối với doanh nghiệp có trụ sở chính trong khu công nghiệp).
Thời hạn giải quyết: trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 2: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Doanh nghiệp và Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ trên cơ sở chuyển vốn vay thành vốn điều lệ với trình tự, thủ tục như sau:
Thành phần hồ sơ:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ hội đồng thành viên;
Quyết định đại hội đồng cổ đông/ hội đồng thành viên/ chủ sở hữu;
Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
Thông báo cập nhật bổ sung;
Danh sách cổ đông/ thành viên là nhà đầu tư nước ngoài;
Tài liệu chứng minh khoản tiền vay đã được chuyển vào tài khoản vốn của doanh nghiệp kèm theo biên bản thanh lý hợp đồng vay có nội dung chuyển đổi khoản vay thành vốn góp của thành viên/ cổ đông.
Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc tư ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay tại Ngân hàng nhà nước
Căn cứ vào Điều 19 Thông tư 12/2022/TT-NHNN, Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo thay đổi khoản vay với Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền:
Thành phần hồ sơ:
Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 12/2022/TT-NHNN;
Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi Khoản vay đã ký (có xác nhận của Bên đi vay) trong trường hợp các nội dung thay đổi cần được thỏa thuận giữa các bên.
Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh về nội dung thay đổi Khoản vay đối với trường hợp Khoản vay của Bên đi vay được bảo lãnh.
Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) đến thời điểm đăng ký thay đổi khoản vay đối với trường hợp đăng ký thay đổi số tiền vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ hoặc thay đổi ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài khoản.
Thời điểm nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên Ngân hàng nhà nước trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Các bên ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm thực hiện nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với thỏa thuận vay nước ngoài).
Địa điểm nhận hồ sơ:
Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay trên 10 triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và các Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay đến 10 triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Thời hạn giải quyết:
12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến);
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống).
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài hoặc văn bản từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
Trường hợp khoản vay trong nước
Trong trường hợp khoản vay trong nước nghĩa là bên cho vay là doanh nghiệp Việt Nam, thủ tục chuyển khoản vay công ty mẹ thành vốn góp công ty con sẽ chỉ cần thực hiện thủ tục Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (tăng vốn điều lệ). Khi đó, chủ sở hữu phần vốn góp trong công ty con là công ty mẹ, với nguồn vốn là khoản vay của công ty mẹ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật doanh nghiệp và Điều 51 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ trên cơ sở chuyển vốn vay thành vốn điều lệ với trình tự, thủ tục như sau:
Thành phần hồ sơ:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ hội đồng thành viên;
Quyết định đại hội đồng cổ đông/ hội đồng thành viên/ chủ sở hữu;
Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
Thông báo cập nhật bổ sung;
Danh sách cổ đông/ thành viên là nhà đầu tư nước ngoài;
Tài liệu chứng minh khoản tiền vay đã được chuyển vào tài khoản vốn của doanh nghiệp kèm theo biên bản thanh lý hợp đồng vay có nội dung chuyển đổi khoản vay thành vốn góp của thành viên/ cổ đông.
Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc tư ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Dịch vụ chuyển khoản vay của công ty mẹ thành vốn góp công ty con của Công ty Luật Việt An
Tư vấn cho khách hàng điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp/điều chỉnh/chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay;
Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh doanh nghiệp liên quan đến nội dung cấp/điều chỉnh/chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay;
Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục để cấp/điều chỉnh/chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay;
Thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký/ thông báo thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ cấp/điều chỉnh/chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay.
Trên đây là những tư vấn của Luật Việt An về việc chuyển khoản vay công ty mẹ thành vốn góp công ty con ở Việt Nam. Nếu quý khách có thắc mắc gì thêm hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!