Mua bán và sáp nhập khác nhau như thế nào?

Hiện nay, mua bán và sáp nhập được nhắc đến rất nhiều và cũng là một xu hướng của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hai khái niệm này không hẳn là đồng nhất và đi liền với nhau. Pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể hay một văn bản nhất định liên quan đến mua bán và sáp nhập, mà các quy định điều chỉnh nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán,…

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì mua bán và sáp nhập là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, sáp nhập là việc một hoặc một số công ty sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Tuy nhiên, việc mua lại thì không có quy định rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp như vậy mà theo Luật Cạnh tranh thì mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thì nhà đầu tư có quyền mua phần vốn góp hoặc mua cổ phần của một tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp hoặc cổ phần của tổ chức kinh tế đó và không làm chấm dứt hoạt động của công ty bị mua lại. Đối với một số ngành nghề hoặc với nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ có những quy định hạn chế vốn sở hữu.

Hậu sáp nhập là việc công ty bị sáp nhập trở thành một phần của công ty nhận sáp nhập. Điều này thường được thực hiện bởi các công ty quy mô lớn nhằm mục đích thanh toán các công ty quy mô nhỏ. Trong khi đó, với một thương vụ mua lại, nhà đầu tư trở thành chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ công ty bị mua lại đó và nếu giá trị mua lại đủ lớn thì bên mua lại có thể nắm quyền kiểm soát và quyết định của công ty. Thương vụ mua lại thường nhằm mục đích thâu tóm và làm tiền đề cho sự phát triển của nhà đầu tư thực hiện mua lại.

Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng điều chỉnh hoạt động này. Theo đó, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế nên để tránh phát sinh tiêu cực thì nếu kết quả của thương vụ mua bán, sáp nhập là thị phần của doanh nghiệp chiếm trên 50% trên thị trường liên quan thì hành vi này bị cấm. Nếu kết quả dẫn đến doanh nghiệp chiếm từ 30% đến 50% thị phần trên thị trường liên quan thì phải thực hiện thủ tục thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh.

Tóm lại, mua bán và sáp nhập là hai hoạt động tương đồng nhưng vẫn khác biệt nhau về bản chất và hậu quả pháp lý và chịu sử điều chỉnh của nhiều khung pháp luật khác nhau.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu pháp luật hoặc cần được tư vấn các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn thêm!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO