Lợi ích khi mua bán doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam

Hoạt động mua bán doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển trong những năm gần đây. Các thương vụ về mua bán doanh nghiệp xuất hiện thường xuyên trên các tờ bán kinh tế và đầu tư. Nhưng thương vụ thành công sẽ giúp ích rất lớn đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Vậy, có những lợi ích khi mua bán doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam? Sau đây, Công ty luật Việt An sẽ đưa ra những phân tích cơ bản để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mua bán doanh nghiệp là gì?

Mua bán doanh nghiệp (M&A) là hoạt động mua bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần/tài sản của doanh nghiệp khác, hoặc hai doanh nghiệp sáp nhập vào nhau để có thể hoạt động hiệu quả cho cả hai bên. Bản chất là thay đổi cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Hoạt động mua bán doanh nghiệp thường kéo theo tái cấu trúc và hoạt động của doanh nghiệp sau thương vụ.

Phân loại hình thức mua bán doanh nghiệp

Phân loại hình thức mua bán doanh nghiệp

Dựa vào chức năng doanh nghiệp

  • Mua bán doanh nghiệp theo chiều ngang: là hình thức xảy ra giữa những doanh nghiệp cùng chia sẻ thị trường, khách hàng và cùng cạnh tranh trực tiếp;
  • Mua bán doanh nghiệp theo chiều dọc: là hình thức xảy ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ nhưng thực hiện các giai đoạn khác nhau như doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu;
  • Mua bán doanh nghiệp kết hợp: là hình thức xảy ra giữa các doanh nghiệp để tạo thành tập đoàn kinh tế. Trong thương vụ này, một doanh nghiệp lớn sẽ thực hiện mua lại nhiều doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực, khu vực địa lý khác nhau.

Dựa vào chủ thể tham gia

  • Mua bán trong nước: là hoạt động mua bán diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia, vùng lãnh thổ, không có sự kết hợp giữa các tài sản xuyên biên giới;
  • Mua bán quốc tế (xuyên quốc gia): là hoạt động mua bán diễn ra giữa các doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau

Dựa vào mục đích mua bán

  • Mua bán mở rộng sản phẩm: Là hoạt động mua bán, sáp nhập đặc biệt, được thực hiện giữa 2 công ty kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn khác nhau nhưng thị trường tiêu thụ liên quan nhau, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ việc kinh doanh đa dạng sản phẩm.
  • Mua bán  mở rộng thị trường: Là hoạt động mua bán, sáp nhập diễn ra giữa các công ty kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ nhưng ở các thị trường khác nhau.

Ngoài ra, việc phân loại hoạt động mua bán doanh nghiệp còn dựa vào tính chất thương vụ (mua bán thân thiện, mua bán thù nghịch), dựa vào góc độ tài chính của doanh nghiệp (thâu tóm (mua lại) cổ phần, vốn góp để thâu tóm công ty; thâu tóm cổ phiếu trên sàn chứng khoán để thâu tóm công ty; thâu tóm tài sản để thâu tóm công ty),…

Lợi ích khi mua bán doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam

Đối với doanh nghiệp

  • Việc mua bán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiêp. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, cũng như việc chia sẻ rủi ro và tăng lợi nhuận;
  • Giúp doanh nghiệp tận dụng được những lợi ích như sở hữu dây chuyền và công nghệ mới, mở rộng thị trường, phạm vi phân phối, dễ thu hút khách hàng hơn,…
  • Các bên tham gia mua bán có thể khai thác lợi thế của nhau, tận dụng quan hệ khách hàng, tăng thị phần, khả năng bán hàng chéo sản phẩm và dịch vụ. Nhờ đó, tạo ra cơ hội kinh doanh mới.
  • Tạo điều kiện tốt cho việc chuyển giao công nghệ, nhờ đó doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động và đạt kết quả kinh doanh tốt hơn;
  • Giúp doanh nghiệp có lợi thế trong việc tham gia thương lượng, đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác, gia tăng giá trị và danh tiếng trên thị trường kinh doanh;
  • Được xem là giải pháp phục hồi cho các doanh nghiệp suy thoái, gặp thua lỗ, không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Đối với các nhà đầu tư

  • Giúp các nhà đầu tư tiếp cận thị trường nhanh chóng, ít tốn thời gian cho việc tìm kiếm dự án và thực hiện các thủ tục hành chính;
  • Giúp các nhà đầu tiên tiết kiệm chi phí thành lập doanh nghiệp mới, có thể tận dụng thị trường, thị phần, nguồn nhân lực, khách hàng từ doanh nghiệp được mua lại.

Một số thương vụ mua bán doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam

Central Group mua lại Big C Việt Nam

Trong năm 2016, Central Group từ Thái Lan đã chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam bằng việc thâu tóm 100% cổ phần của siêu thị Big C với giá 1,14 tỷ USD từ tập đoàn Casino Group (Pháp). 

Ngoài Big C, Central Group đã mua lại và sở hữu nhiều kênh bán lẻ khác tại Việt Nam như chuỗi điện máy Nguyễn Kim, cửa hàng đồng giá Komonoya, siêu thị Lan Chi, Trung tâm mua sắm Robins, Marks and Spencer,…

Tập đoàn ThaiBev mua lại 53,59% vốn của Sabeco

Vào cuối năm 2017, tập đoàn ThaiBev đã tham gia vào Sabeco thông qua công ty con Vietnam Beverage. Họ đã mua lại 53,59% vốn của Sabeco (tương đương 343,6 triệu cổ phiếu) với giá 320.000 đồng mỗi cổ phiếu, tổng cộng 4,8 tỷ USD.

Đây là một trong các thương vụ M&A lớn nhất trong ngành công nghiệp bia châu Á trong vòng 10 năm qua, vượt qua cả thương vụ 4 tỷ USD giữa Heineken và ABP – chủ sở hữu của thương hiệu bia Tiger vào năm 2012.

Bamboo Capital mua lại 71% cổ phần AAA

Ngày 1/10/2021, Công ty Cổ phần Bamboo Capital đã quyết định mua lại 71% cổ phần của Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, cụ thể là 71% vốn điều lệ với hình thức đầu tư. Tổng giá trị giao dịch của thương hiệu này lên tới hơn 700 tỷ đồng, nhấn mạnh cam kết của Bamboo Capital đối với sự phát triển trong lĩnh vực bảo hiểm và tài chính.

Tập đoàn Shinhan (Hàn Quốc) mua 10% Tiki Global

Vào giữa năm 2022, tập đoàn Shinhan đã mua lại 10% cổ phần của Tiki Global, với giá trị lên tới 88 triệu USD. Với thương vụ này, Shinhan không chỉ trở thành cổ đông chiến lược của Tiki Global mà còn gián tiếp sở hữu vốn tại Công ty TNHH TiKi. Hai công ty con của Shinhan, bao gồm Shinhan Bank và Shinhan Card đã phân chia việc sở hữu cổ phần, với tỷ lệ lần lượt là 7% và 3% tại sàn thương mại điện tử hàng đầu Tiki.

Nếu Quý Khách hàng cần tư vấn thêm về lợi ích khi mua bán doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam, vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO