Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có xu hướng muốn mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương án phổ biến nhất mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp doanh nghiệp lựa chọn được hình thức phù hợp, trong bài viết này, Công ty Luật Việt An phân tích các vấn đề liên quan đến chi nhánh và địa điểm kinh doanh để quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn loại hình phù hợp.
Chi nhánh là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Phạm vi hoạt động kinh doanh của chi nhánh sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích của công ty khi thành lập chi nhánh.
Người đứng đầu chi nhánh có quyền đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền trong thời gian nhất định.
Phân loại chi nhánh
Dựa vào hình thức hạch toán, kê khai thuế, chia chi nhánh thành 2 loại:
Chi nhánh hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Chi nhánh hạch toán phục thuộc là mọi hoạt động tài chính phát sinh tại chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.
Địa diểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể như mua bán, trao đỏi hàng hóa, dịch vụ tạo ra doanh thu giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí vận chuyển, tăng độ phủ của thương hiệu, dễ dàng tiếp cận với đối tác mới và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một nhóm ngành cụ thể (trong các ngành, nghề đã đăng ký trước đó) cho từng địa điểm kinh doanh để phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
So sánh chi nhánh và địa diểm kinh doanh
Điểm giống nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp;
Không có tư cách pháp nhân;
Doanh nghiệp không bị giới hạn số lượng khi thành lập chi nhánh và địa điểm kinh doanh;
Việc thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh với mục đích đẩy mạnh doanh thu, mớ rộng thị trường, tăng khả năng tiệp cận với khách hàng;
Hoạt động của chi nhánh, địa điểm kinh doanh dựa trên ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;
Được cấp giáy chứng nhận đăng ký hoạt động riêng khi thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh;
Doạn nghiệp có thể thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh trên phạm vi cùng hoặc khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính.
Điểm khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Nội dung
Chi nhánh
Địa điểm kinh doanh
Hoạt động kinh doanh
Được thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với toàn bộ hoặc một phần ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với các ngành, nghề cụ thể mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Con dấu
Được phép khắc con dấu riêng, nhưng không bắt buộc
Không có con dấu riêng
Về đật tên
Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh.
Ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn
Được phép ký kết hợp đồng kinh tế;
Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.
Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;
Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
Mã số thuế
Có mã số thuế riêng 13 số.
Mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi trên giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Không có mã số thuế riêng.
Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính thì không có mã số thuế riêng, công ty sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.
Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính thì địa điểm kinh doanh làm thủ tục đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại cơ quan thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.
Hạch toán thuế
Chi nhánh được lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc hạch toán hụ thuộc với doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp.
Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận.
Hồ sơ thành lập đơn giản;
Khi thay đổi địa chỉ không phải làm thủ tục xác nhận thuế.
Ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập chi nhánh
Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh
Chủ động hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác trong nội bộ chi nhánh.
Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành phố (khu vực tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp) sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển. Đồng thời mang đến niềm tin, sự thuận lợi cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng.
Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như doanh nghiệp;
Được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty ký kết hợp đồng kinh tế (trong phạm vi ủy quyển của công ty).
Có thể kê khai nộp thuế riêng như 1 đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh độc lập.
Có thể chọn phương pháp kê khai thuế độc lập hoặc phụ thuộc, được phép mở hệ thống sổ sách kế toán để hạch toán riêng.
Chi nhánh có quyền thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Nhược điểm của việc thành lập chi nhánh
Thủ tục thành lập ban đầu – thủ tục đăng ký hoạt động phức tạp – tương đương thành lập một công ty mới.
Phải đóng thuế môn bài hằng năm.
Phải làm thủ tục quyết toán trước khi giải thể, thủ tục thay đổi cơ quan thuế khi thay đổi địa chỉ chi nhánh.
Đối với chi nhánh hạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật, sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.
Hạch toán độc lập giúp doanh nghiệp dễ quản lý chi phí, chứng từ, phân tích lỗ lãi của doanh nghiệp và chi nhánh. Tuy nhiên nếu hạch toán độc lập cuối tháng doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế riêng cho doanh nghiệp và chi nhánh, các loại báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng, như vậy sẽ tăng lượng công việc của kế toán.
Hạch toán phụ thuộc có ưu điểm giúp doanh nghiệp giảm thiểu một số công việc kế toán so với hình thức độc lập. Tuy nhiên sẽ khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.
Ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh
Ưu điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh
Dễ dàng trong việc mở địa điểm kinh doanh tại nhiều khu vực trong cùng tỉnh, thành phố có chi nhánh/trụ sở chính của doanh nghiệp, dể dàng đóng cửa hàng mà không tốn thiều chi phí và thủ tục như của Chi nhánh.
Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên việc kê khai thuế cũng đơn giản hơn so với chi nhánh.
Nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh
Không có quyền đăng ký con dấu riêng.
Phải kê khai thuế phụ thuộc vào công ty/chi nhánh.
Hiện nay, sau khi thành lập địa điểm kinh doanh thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chưa được cấp mã số thuế cho địa điểm kinh doanh nên cũng gây ra khó khăn khi thực hiện các thủ tục thuế như thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố với công ty, chi nhánh.
Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh
Thành lập chi nhánh là lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp cần các yếu tố như:
Thành lập một cơ sở kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề;
Có thể ký hợp đồng kinh tế và xuất hóa đơn cho khách hàng;
Chủ động trong hình thức hạch toán thuế.
Tiết kiệm chi phí vận chuyển, dễ dàng chăm sóc khách hàng, đối tác.
Không cần làm thủ tục cấp mã số thuế;
Cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên thủ tục thành lập, giải thể chi nhánh rất phức tạp, rắc rối hơn so với thủ tục thành lập, giải thể địa điểm kinh doanh và không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, tốn kém chi phí nhân sự, chi phí vận hành doanh nghiệp vì phải thực hiện nghĩa vụ liên quan đến thuế, các quy định pháp luật khác.
Địa điểm kinh doanh sẽ là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp mong muốn thành lập loại hình đáp ứng nhu cầu như:
Kinh doanh chuyên biệt 1 lĩnh vực, ngành, nghề.
Thủ tục thành lập, hoạt động đơn giản;
Thủ tục chấm dứt hoạt động làm nhanh khoảng 5-7 ngày làm việc.
Tiết kiệm chi phí vận chuyển, dễ dàng chăm sóc khách hàng, đối tác.
Giảm được một phần các nghĩa vụ liên quan đến thuế.
Cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc thành lập địa điểm kinh doanh sẽ có các hạn chế như: không được ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hạch toán hay kê khai thuế hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Quý khách hàng có nhu cầu thành lập chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh của công ty xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!