Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả là một trong những quyền quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu đối với các tác phẩm sáng tạo. Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm trí tuệ đều được bảo hộ quyền tác giả. Việc hiểu rõ các loại hình tác phẩm được bảo hộ sẽ giúp cá nhân, tổ chức đảm bảo quyền lợi của mình, đồng thời tránh các rủi ro pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ. Trong bài viết này, Luật Việt An sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định hiện hành. 

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là một trong những quyền hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Căn cứ Điều 19, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân (quyền không thể chuyển nhượng, chuyển giao) và quyền tài sản. Cụ thể như sau: 

  • Quyền nhân thân bao gồm:
      • Đặt tên cho tác phẩm.
      • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
      • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
      • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Quyền tài sản bao gồm
    • Làm tác phẩm phái sinh;
    • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
    • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022);
    • Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022);
    • Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
    • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả

Việc xác lập quyền tác giả đóng vai trò nền tảng trong quá trình bảo hộ tác phẩm. Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

  • Đối với tác giả: 
      • Là người trực tiếp sáng tạp ra tác phẩm và là chủ sở hữu quyền tác giả. 
      • Quốc tịch: Cá nhân/tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân/tổ chức nước ngoài. 
  • Đối với tác phẩm: 
    • Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
    • Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
    • Tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) đã liệt kê các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: 

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Ví dụ: 
      • Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng; 
      • Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12;
      • Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội.
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Ví dụ: 
      • Bài giảng trực tuyến về kỹ năng giao tiếp của PGS.TS Phạm Thanh M;
      • Bài phát biểu khai mạc hội thảo khoa học, bài diễn văn tại lễ trao giải văn học của TS Nguyễn Hữu X. 
  • Tác phẩm báo chí. Ví dụ: 
      • Các bài báo trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên.
      • Tạp chí Kinh tế Việt Nam.
  • Tác phẩm âm nhạc. Ví dụ: 
      • Ca khúc Như có Bác trong ngày vui đại thắng của Phạm Tuyên;
      • Bản giao hưởng Hồ thiên nga của Tchaikovsky.
  • Tác phẩm sân khấu. Ví dụ: 
      • Vở kịch Lão Hạc chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Nam Cao; 
      • Chương trình hài kịch Táo Quân phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán.
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự. Ví dụ: 
      • Bộ phim Mắt biếc do Victor Vũ đạo diễn;
      • Phim hoạt hình Frozen của Disney.
  • Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng. Ví dụ: 
      • Tranh sơn dầu Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân;
      • Logo thương hiệu Bitis thiết kế cho sản phẩm giày dép.
  • Tác phẩm nhiếp ảnh. Ví dụ: 
      • Bức ảnh Em bé Napalm của Nick Út;
      • Bộ ảnh Việt Nam qua ống kính của nhiếp ảnh gia quốc tế.
  • Tác phẩm kiến trúc. Ví dụ: 
      • Thiết kế tòa nhà Lotte Center Hà Nội;
      • Bản vẽ công trình Nhà hát Lớn Hà Nội.
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học. Ví dụ: 
      • Sơ đồ hệ thống máy lọc nước RO công nghiệp;
      • Bản đồ địa lý Việt Nam. 
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Ví dụ: 
      • Truyện cổ tích Tấm Cám;
      • Điệu múa Xòe Thái của người Thái.
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Ví dụ: 
    • Phần mềm diệt virus Bkav;
    • Bộ sưu tập dữ liệu Wikipedia bằng tiếng Việt.

Ngoài ra, tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Nhìn chung, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định pháp luật Việt Nam rất đa dạng, bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chương trình máy tính và nhiều loại hình khác. Luật Việt An luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, giúp Quý khách hàng đảm bảo quyền lợi hợp pháp một cách tốt nhất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO