Theo quy định của pháp luật trụ sở chính công ty và địa điểm kinh doanh của công ty đều có thể phát sinh hoạt động kinh doanh và chỉ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh sau khi thực hiện đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trụ sở chính công ty là gì?
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Đặc điểm của trụ sở chính
Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhdo cơ quan đăng ký kinh doanh cấp;
Trụ sở chính doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính;
Trụ sở công ty không được sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể;
Không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể như mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tạo ra doanh thu giúp doanh nghiệp cắt giảm các chi phí vận chuyển, tăng độ phủ của thương hiệu, dễ dàng tiếp cận với đối tác mới và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng.
Đặc điểm của địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
Phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;
Là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với các ngành, nghề cụ thể mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Không có mã số thuế riêng, phải thực hiện hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty theo hình thức kê khai thuếtập chung.
Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Phân biệt trụ sở chính và địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh không phụ thuộc vào trụ sở chính
Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh
Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Thông thường Trụ sở công ty cũng chính là địa điểm kinh doanh (nếu công ty không thực hiện đăng ký thêm địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở). Trường hợp doanh nghiệp phát sinh thêm địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính thì phải đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan quản lý doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ngành nghề của công ty đã đăng ký.
Địa điểm kinh doanh phải thực hiện hoạt động kinh doanh
Trụ sở chính là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp với khách hàng, có thể không phải nơi diễn ra hoạt động kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh lại là nơi làm việc, diễn ra hoạt động kinh doanh cụ thể.
Vì vậy, trên thực tế, một số doanh nghiệp sẽ đăng ký trụ sở chính tại một địa chỉ để đáp ứng các điều kiện quy định về trụ sở chính nhưng thực tế lại không diễn ra hoạt động kinh doanh. Đây được gọi là đăng ký “trụ sở ảo”.
Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thông thường trụ sở công ty cũng đồng thời là địa điểm kinh doanh (nếu công ty không thực hiện đăng ký thêm địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở). Trường hợp doanh nghiệp phát sinh thêm địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính thì phải đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan quản lý doanh nghiệp nơi hoạt động địa điểm kinh doanh. Đồng thời, địa điểm kinh doanh chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ngành nghề của công ty đã đăng ký.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!