Phân loại nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa, như một “bộ mặt” của sản phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Để hiểu rõ hơn về sự đa dạng và ý nghĩa của các loại nhãn hiệu, chúng ta cần tìm hiểu về cách phân loại chúng. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách thông tin về phân loại nhãn hiệu hàng hóa theo quy định pháp luật hiện hành.

Phân loại nhãn hiệu hàng hóa

Phân loại theo tính chất, chức năng của nhãn hiệu:

Phân loại nhãn hiệu hàng hóa theo tính chất, chức năng của nhãn hiệu

Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 đang phân loại nhãn hiệu theo tính chất. Cụ thể, nhãn hiệu gồm 05 loại:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (khoản 17 Điều 4);

Ví dụ: Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Thanh Hà, Nước mắm Phú Quốc, Chè Thái Nguyên

  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (khoản 18 Điều 4);

Ví dụ: Woolmark, nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm an toàn của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam tin dùng của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (khoản 20 Điều 4).

Ví dụ: Honda, Coca-Cola, Trung Nguyên (sản phẩm cà phê), Biti’s (giáy dép), Vietnam Airlines (dịch vụ vận chuyển hàng không)…

Phân loại dựa theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ:

  • Nhãn hiệu chữ: bao gồm các chữ cái (có thể kèm theo cả chữ số), từ (có nghĩa hoặc không có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt…), ngữ (một cụm từ, có thể là một khẩu hiệu trong kinh doanh)… VD: Nike, Vital, Chanel,…
  • Nhãn hiệu hình: bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều);
  • Nhãn hiệu kết hợp: kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh. Những nhãn hiệu này có thể được thể hiện đen trắng hoặc kết hợp cả màu sắc.
  • Nhãn hiệu âm thanh

Ví dụ: tiếng gầm của sư tử cho dịch vụ giải trí truyền hình của hãng MGM (Mỹ), tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA (Phần Lan), tiếng sấm rền của hãng mô tô Harley – Davison (Mỹ) hoặc bốn nốt nhạc lên bổng xuống trầm của hãng HISAMISU (Nhật Bản)…

Phân loại theo mục đích sử dụng:

  • Nhãn hiệu hàng hóa

Ví dụ: PNJ, Doji, Thần tài phú quý… là các nhãn hiệu được phân loại vào nhóm nhãn hiệu hàng hóa trong: Đồ trang sức; vàng thô hoặc vàng dát mỏng

  • Nhãn hiệu dịch vụ

Ví dụ: Ngọc Dung, Kangnam, Trang Beauty… là các nhãn hiệu được phân loại trong ngành dịch vụ làm đẹp, spa, thẩm mỹ viện. 

Thế nào là nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009).

Theo đó, nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất, cung cấp với những hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác.

Bất kỳ chữ cái, từ ngữ, chữ số, hình vẽ, màu sắc, hình ảnh, sự sắp đặt, tiêu đề quảng cáo, nhãn hàng hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu kể trên được sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các công ty khác nhau có thể được coi là nhãn hiệu.

Như vậy, cơ bản nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau.

Giá trị nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Tài sản của mỗi doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại: 

  • Những tài sản có thể nhìn thấy được (tài sản hữu hình) như bất động sản, cơ sở vật chất, sản phẩm tồn kho,… là những thứ có thể dễ dàng đo đếm và tính toán giá trị. 
  • Những tài sản không thể nhìn thấy được (tài sản vô hình) như nhãn hiệu, nhãn hiệu, các sản phẩm trí tuệ khác,… thì rất khó tính toán. Đôi khi, tài sản vô hình của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều lần so với tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. 

Ví dụ: Vào năm 2012, “cha đẻ” của điện thoại di động là Motorola đã phải bán mình cho Google với giá 12.5 tỷ USD. Khi đó Motorola đã liên tục thua lỗ trong nhiều năm nhưng Google chấp nhận bỏ ra số tiền lớn như vậy để thâu tóm chủ yếu là vì những bằng sáng chế mà Motorola đang sở hữu.

TOP nhãn hiệu giá trị nhất tại Việt Nam

STT Tên công ty Giá trị nhãn hiệu Lĩnh vực
1 Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội 8,9 tỷ USD Viễn thông và công nghệ
2 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 3,0 tỷ USD Sữa và sản phẩm từ sữa
3 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 2,7 tỷ USD Đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin
4 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 1,9 tỷ USD  Ngân hàng
5 Vinhomes 1,7 tỷ USD Phát triển bất động sản
6 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 1,4 tỷ USD Ngân hàng
7 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1,4 tỷ USD Ngân hàng

Các câu hỏi có liên quan

Nên đăng ký nhãn hiệu như thế nào để được bảo hộ tối ưu?

Khách hàng nên đăng ký nhãn hiệu dạng đen trắng để đảm bảo khả năng bảo hộ tối ưu và để thuận tiện, linh hoạt trong quá trình sử dụng, khai thác thương hiệu. Khi sử dụng đăng ký thương hiệu màu đen trắng thì cùng một thương hiệu nhưng có thể thay đổi màu sắc khác nhau cho mỗi dòng sản phẩm, phù hợp với lĩnh vực hàng hóa đa dạng.

Nhãn hiệu không đăng ký có được bảo hộ không?

Không. Pháp luật chỉ bảo hộ cho những đối tượng đã đăng ký, trừ trường hợp của nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên các tiêu chí để xác định sự nổi tiếng của một nhãn hiệu vẫn chưa có quy chuẩn, chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia trên thế giới nên để chắc chắn được bảo hộ bạn nên đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.

Nhãn hiệu có phải là tên gọi khác của Nhãn hiệu không?

Không. Đây là 2 thuật ngữ khác nhau. Có thể hiểu Nhãn hiệu là khái niệm có phạm vi rộng hơn, là tất cả những tài sản vô hình của doanh nghiệp, bao gồm cả các bằng Sáng chế, giấy Chứng nhận,… Nhưng trong một số trường hợp, 2 khái niệm này được hiểu giống nhau.

Con người sử dụng nhãn hiệu từ khi nào?

Theo các dấu tích lịch sử, những người thợ rèn làm kiếm từ thời Đế chế La Mã được cho là những người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu trong thươmg mại (xem chi tiết). Họ đánh dấu các ký hiệu trên vũ khí mình làm ra để phân biệt với vũ khí của người khác. Về sau, cách dùng ký hiệu để đánh dấu vũ khí được phổ biến rộng rãi và áp dụng trên các sản phẩm khác như vàng, bạc, tiền xu, trang sức, đồ gốm,…

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về phân loại nhãn hiệu hàng hóa. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO