Văn kiện Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Văn kiện Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa là một công ước quốc tế, mà ở đó việc khi các thành viên tham gia vào thỏa ước này thì sẽ giúp cho việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở tất cả các quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Việt Nam cũng là một trong các quốc gia đã tham gia vào Thỏa ước này và để nội địa hóa các quy định của Thỏa ước này nên Việt Nam đã ban hành ra Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023. Chi tiết hơn về vấn đề này sẽ được công ty Luật Việt An trình bày trong bài viết dưới đây.

Thỏa ước Madrid - Nghị định thư Madrid

Cơ sở pháp lý

  • Thỏa ước Madrid;
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023.

Nội dung chính của Văn kiện Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Theo Thỏa ước Madrid, công dân của mỗi quốc gia tham gia Thỏa ước khi đăng ký bảo hộ quốc tế đều sẽ được bảo hộ đối với nhãn hiệu của hàng ở tất cả quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, không phải bất cứ yêu cầu bảo hộ quốc tế nào cũng có thể được bảo hộ mà phải đáp ứng các yêu cầu, cũng như điều kiện nhất định theo quy định của Thỏa ước Madrid.

Chẳng hạn về điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, thì Thỏa ước Madrid đặt ra các điều kiện đối với việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu với hàng hóa như sau:

  • Thỏa ước Madrid chỉ có thể chấp nhận hồ sơ của các cá nhân mà có quốc tịch là quốc tịch của nước là thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc là các tổ chức mà có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại các nước mà là thành viên của Thỏa ước Madrid.
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa thì cần phải dựa trên đơn đăng ký cơ sở đã được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại các nước là thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc là phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà được Cục Sở hữu trí tuệ cấp.
  • Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ phải được tiến hành tại 01 quốc gia mà là thành viên của Thỏa ước Madrid.

Bên cạnh các điều kiện này, tại Điều 3 của Thỏa ước Madrid cũng đặt ra các yêu cầu liên quan tới nội dung của đơn đăng ký quốc tế. Cụ thể các yêu cầu này sẽ bao gồm các yêu cầu được liệt kê như dưới đây:

  • Tất cả các đơn đăng ký quốc tế đều phải được trình bày theo thể thức mà đã được quy định theo Hiệp ước. Cơ quan tại nước xuất xứ phải chứng nhận rằng các chi tiết được nêu ra trong đơn đăng ký đó phải tương ứng với các chi tiết ghi nhận khi đăng ký tại quốc gia, và phải thông báo về ngày nộp đơn, ngày đăng ký, số đơn, số đăng ký, và ngày nộp đơn đăng ký quốc tế.
  • Người nộp đơn yêu cầu đăng ký quốc tế phải chỉ ra hàng hóa mà theo đó nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ.
  • Nếu người nộp đơn yêu cầu đăng ký quốc tế mà có đề nghị liên quan tới màu sắc như là dấu hiệu để phân biệt của nhãn hiệu, thì người đó phải:
  • Trình bày về vấn đề đó, và nộp cùng với đơn đăng ký, theo đó phải chỉ rõ màu hoặc tập hợp màu mà người đó muốn yêu cầu được bảo hộ;
  • Gửi kèm theo đơn đăng ký là mẫu có màu sắc của nhãn hiệu đó, mẫu này sẽ được đưa ra trong thông báo do Văn phòng quốc tế công bố.
  • Cùng một số các yêu cầu khác được liệt kê một cách cụ thể tại Điều 3 Văn kiện Thỏa ước Madrid.

Liên quan tới vấn đề hiệu lực của việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa thì Điều 4 của Thỏa ước Madrid có quy định về vấn đề này. Cụ thể như sau:

  • Kể từ ngày đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu được thực hiện tại Văn phòng quốc tế theo các quy định tại Điều 3 và Điều 3ter, thì việc bảo hộ đối với nhãn hiệu tại tất cả các quốc gia thành viên có liên quan đều phải được thực hiện như đối với các nhãn hiệu mà được nộp đơn đăng ký trực tiếp.
  • Tất cả các nhãn hiệu mà là đối tượng của việc đăng ký quốc tế đều được hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại Điều 4 Công ước Paris về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp mà không bị yêu cầu phải tuân thủ theo những vấn đề về hình thức được quy định tại Khoản D điều này.

Tuy nhiên, hiệu lực của việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Madrid cũng có thời hạn nhất định, và vấn đề này đã được quy định cụ thể tại Điều 6 của Văn kiện Thỏa ước Madrid. Theo đó, thời hạn của hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa sẽ có thời hạn như sau:

  • Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế sẽ có hiệu lực trong vòng 20 năm. Sau đó vẫn có khả năng gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế theo quy định tại Điều 7 của Thỏa ước Madrid.
  • Sau khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, việc đăng ký này sẽ không phụ thuộc vào nhãn đã đăng ký quốc gia trước đó.
  • Nếu trong vòng 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, nhãn hiệu đăng ký quốc gia trước đó tại nước xuất xứ không còn được bảo hộ pháp lý một phần hoặc toàn bộ tại nước đó, thì dù đối tượng có được chuyển giao thì cũng không còn hiệu lực của việc bảo hộ một phần hoặc toàn bộ.
  • Nếu trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, việc bảo hộ bị kết thúc do có khiếu nại xảy ra, thì hiệu lực của việc bảo hộ một phần hoặc toàn bộ cũng bị kết thúc.
  • Trong trường hợp đình chỉ hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế là do tự nguyên thì Cơ quan của nước xuất xứ sẽ yêu cầu đình chỉ hiệu lực tại Văn phòng quốc tế, và Văn phòng này sẽ thực hiện việc đình chỉ này.

Như vậy, có thể nói về cơ bản nội dung chính của Văn kiện Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa là để thiết lập ra một thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu được đơn giản hóa, giúp cho người nộp đơn bảo hộ có thể giảm được các chi phí và thuận tiện hơn khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài.

Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan tới Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Để nội địa hóa các quy định liên quan tới Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Chính phủ Việt Nam đã ban hành ra Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 liên quan tới vấn đề quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp.

Cụ thể, trong Nghị định này có ghi nhận các điều khoản liên quan tới Thỏa ước Madrid. Chẳng hạn như tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 có đưa ra quy định rằng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid được xác lập trên cơ sở chấp nhận bảo hộ của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đối với đăng ký quốc tế đó.

Hay như từ Điều 25 đến Điều 28 của Mục 4 Chương I của Nghị định trên cũng để dành riêng cho các quy định liên quan tới đơn Madrid và xử lý đơn Madrid:

  • Điều 25 quy định về đơn Madrid gồm có các nội dung như phân loai đơn Madrid thành đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam và đơn Madrid có chỉ định Việt Nam; Địa điểm nộp đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam là tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp; Hồ sơ của đơn Madrid có nguồn Việt Nam; và Các yêu cầu được đặt ra đối với đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam;
  • Điều 26 quy định về việc xử lý đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam và các yêu cầu liên quan gồm nội dung về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp; Các thủ tục liên quan tới việc nộp đơn, sửa đổi, bổ sung đơn và tiếp nhận đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam.
  • Điều 27 quy định về việc xử lý đơn Madrid có chỉ định Việt Nam gồm nội dung liên quan tới việc nộp đơn, xử lý đơn, các điều kiện nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ, xử lý đơn trong các trường hợp nhãn hiệu có một phần hoặc toàn bộ không đáp ứng điều kiện bảo hộ, thời hạn từ chối đơn đối với các trường hợp khác nhau, cũng như là các thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
  • Điều 28 quy định về chuyển đổi về đăng ký quốc tế nhãn hiệu thành đơn nộp theo thể thức quốc gia.

Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Thỏa ước Madrid và vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định được đưa ra trong Thỏa ước này. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho công dân trong nước trong việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Madrid được thuận tiện hơn thì Việt Nam đã ban hành ra Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 nhằm hướng dẫn chi tiết hơn các vấn đề trên.

Tuy vậy, việc hiểu đúng và thực hiện đầy đủ các quy định liên quan tới Thỏa ước Madrid và Nghị định 65/2023/NĐ-CP về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa là một công việc khó khăn. Vì thế, các cá nhân, tổ chức khi có ý định đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa nên tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có uy tín và có chuyên môn như đội ngũ Luật sư, tư vấn viên của Công ty Luật Việt An.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về Văn kiện Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

    Tin tức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO