Quyền tác giả phát sinh từ thời điểm nào?

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là thời điểm phát sinh quyền tác giả đối với các tác phẩm sáng tạo. Việc xác định chính xác thời điểm này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả mà còn giúp giải quyết các tranh chấp phát sinh một cách hiệu quả. Bài viết dưới đây, Luật Việt AN sẽ cung cấp thông tin chi tiết về căn cứ phát sinh quyền tác giả theo quy định pháp luật hiện hành, giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này và áp dụng đúng trong thực tiễn.

Quyền tác giả được hiệu như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đây là một trong những quyền thuộc phạm vi quyền sở hữu trí tuệ, được pháp luật công nhận và bảo vệ. 

Theo Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Quyền nhân thân gắn liền với cá nhân tác giả, bao gồm quyền đặt tên, đứng tên, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm và công bố tác phẩm. Trong khi đó, quyền tài sản liên quan đến việc khai thác, sử dụng tác phẩm nhằm mục đích thương mại hoặc phi thương mại.

Quyền tác giả phát sinh từ thời điểm nào?

Quyền tác giả phát sinh từ thời điểm nào?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Điều này có nghĩa là tác phẩm chỉ cần được hình thành và ghi nhận dưới dạng nhất định như văn bản, bản vẽ, bản ghi âm, tệp tin điện tử, tác phẩm điêu khắc,… là quyền tác giả đối với tác phẩm đó sẽ được bảo hộ, bất kể đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Có bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả không?

Quy định về đăng ký quyền tác giả

Như trên đã đề cập, quyền tác giả phát sinh không phụ thuộc vào việc tác giả có đăng ký tác phẩm đó hay không. Hay nói cách khác, việc đăng ký quyền tác giả không phải là điều kiện bắt buộc để được bảo hộ. Quyền tác giả phát sinh tự động từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Do đó, việc đăng ký quyền tác giả không bắt buộc. 

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có chứng cứ pháp lý xác thực về quyền của mình khi xảy ra tranh chấp.

Những rủi ro khi không đăng ký quyền tác giả

Nếu không đăng ký quyền tác giả, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể đối mặt với nhiều rủi ro nghiêm trọng. Cụ thể như sau: 

Thứ nhất, khó có thể chứng minh quyền hợp pháp của mình đối với tác phẩm

Việc không đăng ký quyền tác giả khiến tác giả hoặc chủ sở hữu gặp khó khăn trong việc chứng minh quyền sở hữu khi xảy ra tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền. Trong trường hợp có người khác cố tình sao chép, sử dụng hoặc chiếm đoạt tác phẩm, tác giả sẽ phải tự thu thập chứng cứ để chứng minh quyền của mình, điều này không chỉ mất thời gian mà còn gây tốn kém về chi phí.

Thứ hai, có thể làm giảm giá trị thương mại của tác phẩm

Khi tác phẩm không được chứng nhận quyền sở hữu rõ ràng, việc thực hiện các giao dịch thương mại như chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu hoặc ký kết hợp đồng khai thác tác phẩm có thể gặp khó khăn. Ngoài ra, nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình khai thác thương mại, tác giả hoặc chủ sở hữu sẽ chịu bất lợi lớn do không có cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi của mình.

Như vậy, mặc dù pháp luật không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả, nhưng việc đăng ký sẽ giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm một cách hiệu quả hơn.

Quyền tác giả được bảo hộ trong bao lâu?

Quyền tác giả được bảo hộ trong bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), thời hạn bảo hộ của quyền tác giả phụ thuộc vào đối tượng của quyền này, có thể là vô hạn hoặc có thời hạn bảo hộ xác định. Cụ thể như sau: 

Quyền được bảo hộ vô thời hạn

Những quyền nhân thân của quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn bao gồm những quyền như sau: 

  • Đặt tên cho tác phẩm.
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền được bảo hộ có thời hạn

Quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản của quyền tác giả được bảo hộ có thời hạn xác định như sau: 

  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
  • Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
  • Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện và các loại hình tác phẩm còn lại thì thạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ nếu trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Thời điểm phát sinh quyền tác giả được xác định từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc vào việc đăng ký hay công bố. Hiểu rõ quy định này sẽ giúp tác giả bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình hiệu quả hơn. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO