Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ thu gom chất thải
Quản lý, thu gom và xử lý chất thải không chỉ làm giảm tác động ô nhiễm tới môi trường mà còn giải quyết việc làm cho người lao động. Rác thải tái chế tạo ra những sản phẩm hữu ích, tăng giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực thu gom chất thải bao gồm cả vốn Việt Nam và vốn đầu tư nước ngoài. Công ty luật Việt An tổng hợp các quy định liên quan đến việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ thu gom chất thải.
Căn cứ pháp lý:
WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP;
Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thu gom chất thải
Không hạn chế, ngoại trừ: dịch vụ được cung cấp để thực thi quyền hạn của Chính phủ có thể được giao cho các công ty độc quyền công hoặc dành đặc quyền cho các nhà khai thác tư nhân.
Vì lý do an ninh quốc gia, việc tiếp cận một số khu vực địa lý có thể bị hạn chế.
Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài đối với dịch vụ xử lý rác thải (CPC 9402)
Khẳng định rằng các dịch vụ được cung cấp để thực thi quyền hạn của Chính phủ có thể được giao cho các công ty độc quyền công hoặc dành đặc quyền cho các nhà khai thác tư nhân.
Để đảm bảo phúc lợi công cộng, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thu gom rác trực tiếp từ các hộ gia đình, chỉ được cung cấp dịch vụ thu gom rác thải do chính quyền địa phương cấp tỉnh và thành phố chỉ định.
Hiện nay, các hạn chế về hình thức và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài khi thành lập, góp vốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thu gom chất thải đã hết hiệu lực. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn từ 1% đến 100% vào công ty.
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ thu gom xử lý chất thải
Bước 01: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Nếu các dự án không có sử dụng đất (không thuê đất trực tiếp từ nhà nước) không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao) thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện luôn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Bản sao một trong các tài liệu sau:
Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư
Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.
Nếu công ty đặt trụ sở ngoài khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
Bước 02: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên/cổ đông;
Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài
Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 03: Đăng bố cáo thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Bước 04: Khắc dấu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
Bước 05: Xin các Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thu gom xử lý chất thải
Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin Giấy phép môi trường ghi nhận ngành nghề kinh doanh dịch vụ thu gom, xử lý chất thải.
Để đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy phép, báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường phải bao gồm đầy đủ một số nội dung quan trọng sau:
Thông tin chung về dự án đầu tư
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)
Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường: các công trình, thiết bị thu gom, xử lý nước thải, bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại; công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và công trình bảo vệ môi trường khác.
Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Đề xuất nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) kèm theo đánh giá tác động đến môi trường từ việc thay đổi này
Các nguồn phát sinh chất thải
Kế hoạch, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm
Đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật và các nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).
Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tư vấn pháp luật trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!