Khoáng sản là một nguồn tài nguyên có hạn, do đó, mà việc khai thác, sử dụng phải đảm bảo cho việc tái tạo đối với một số nguồn tài nguyên. Hoạt động khai thác khoáng sản cần được nhà nước kiểm soát chặt chẽ để có thể đồng thời phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Và một trong những chính sách mà Nhà nước đề ra đó là đưa ngành khai thác khoáng sản vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đối với những chủ thể muốn thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản thì cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện do pháp luật quy định.
Theo quy định của Luật khoáng sản 2010 thì tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
– Hộ kinh doanh (chỉ được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản).
Như vậy, trước tiên, để đầu tư khai thác khoáng sản, chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp. Về thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Sở kế hoạch đầu tư
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
– Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An (trong trường hợp lựa chọn dịch vụ của công ty).
Công ty Luật Việt An sẽ tiến hành soạn hồ sơ dựa trên những thông tin mà Quý khách hàng cung cấp. Bộ hồ sơ khi đã có đầy đủ chữ ký sẽ được nộp tại Sở kế hoạch đầu tư. Trong thời gian từ 03-05 ngày làm việc, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp nộp phí để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần).
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Việt An hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bởi vì khai thác khoáng sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần thực hiện thủ tục để xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Theo Luật khoáng sản 2010 thì doanh nghiệp cần đáp ứng được điều kiện sau:
Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Về hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
– Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
– Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;
– Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu đã đáp ứng điều kiện.
Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Khi thực hiện khai thác khoáng sản, quý khách hàng có thể tham khảo lựa chọn một số ngành nghề sau:
STT
TÊN NGÀNH NGHỀ
MÃ NGÀNH
1
Khai thác và thu gom than cứng
0510
2
Khai thác và thu gom than non
0520
3
Khai thác khí đốt tự nhiên
0620
4
Khai thác quặng sắt
0710
5
Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt. Chi tiết:
Khai thác quặng bôxít
0722
6
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
0810
7
Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón
0891
8
Khai khoáng khác. Chi tiết:
+ Nguyên liệu làm đá mài, đá quý, các khoáng chất, grafít tự nhiên