Thành lập công ty kinh doanh bệnh viện

Bệnh viện là một hình thức kinh doanh đặc thù, là nơi chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh bởi các bác sĩ, nhân viên y tế và điều dưỡng chuyên ngành. Do đó, nếu kinh doanh dịch vụ này cần đáp ứng những tiêu chuẩn chặt chẽ của pháp luật Việt Nam. Trong bài viết này, Công ty Luật Việt An sẽ chia sẻ tới Quý khách hàng những thông tin pháp lý hữu ích về thành lập công ty kinh doanh bệnh viện.

ĐKKD - Thành lập bệnh viện

Cơ sở pháp lý

  • Biểu Cam kết Việt Nam trong WTO;
  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;

Phân loại bệnh viện

Hiện nay theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP bệnh viện có các dạng hình thức tổ chức sau:

  • Bệnh viện đa khoa;
  • Bệnh viện y học cổ truyền;
  • Bệnh viện răng hàm mặt;
  • Bệnh viện chuyên khoa.

Một số công ty kinh doanh bệnh viện tại Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có rất nhiều công ty kinh doanh theo mô hình bệnh viện. Dưới đây là một số công ty nổi bật: Công ty Cổ phần bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên

  • Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec;
  • Công ty TNHH Bệnh viện Hồng Ngọc;
  • Công ty Cổ phần Bệnh viện Thu Cúc;
  • Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh;

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Dựa theo mục 8 Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO quy định về dịch vụ y tế và xã hội có thể thấy, Việt Nam khi gia nhập WTO đã cam kết mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường đối với Dịch vụ bệnh viện (CPC 9311).

Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép hiện diện thương mại tại Việt Nam thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la Mỹ, bệnh xá đa khoa (policlinic) là 2 triệu đô la Mỹ và cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn đô la Mỹ.

Thành lập công ty kinh doanh bệnh viện

Căn cứ Điều 60 của Nghị định 96/2023/NĐ-CP, một trong những giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện là: “Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài”

Do vậy, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài mới cần thành lập công ty – xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bệnh viện bao gồm:

  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với nhà đầu tư trong nước;
  • Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bệnh việ

Quy trình thành lập công ty kinh doanh mô hình bệnh viện

Đối với công ty không có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế Hoạch và Đầu tư;
  • Bước 4: Khắc dấu công ty, bao gồm: Con dấu pháp nhân (dấu tròn) và dấu chức danh (dấu vuông);
  • Bước 5: Thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập.

Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Trước khi có thể tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như nhà đầu tư trong nước (thủ tục tùy chọn đối với nhà đầu tư nước ngoài để đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động bệnh viện), nhà đầu tư nước ngoài cần xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bước 4: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Bước 5: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế Hoạch và Đầu tư;
  • Bước 6: Khắc dấu công ty, bao gồm: Con dấu pháp nhân (dấu tròn) và dấu chức danh (dấu vuông);
  • Bước 7: Thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập.

Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nhà đầu tư trong nước để đáp ứng điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân phải thực hiện thành lập doanh nghiệp trước khi xin Giấy phép hoạt động bệnh viện. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau khi được cấp Giáy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp để dễ dàng quản lý dòng vốn, hoặc không. Căn cứ theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên);
  • Bản sao có chứng thực CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với trường hợp có vốn góp thành lập của nhà đầu tư nước ngoài);
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thực hiện thủ tục;

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh những thành phần hồ sơ tương tự với doanh nghiệp trong nước sẽ cần bổ sung thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao Xác nhận ngân hàng có số dư tương ứng với số tiền đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ; quyết định xây dựng hoặc các tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thực hiện thủ tục;

Cấp giấy phép hoạt động bệnh viện

Hồ sơ cấp giấy phép

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bệnh viện bao gồm:

  • Đơn theo Mẫu 02 Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP;
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của bệnh viện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với bệnh viện của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với bệnh viện  tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với bệnh viện  có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề theo Mẫu 11 Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế);
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 08 Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
  • Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại cơ sở đó theo Mẫu 01 Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP;
  • Văn bản do cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bệnh viện của nhà nước hoặc điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện tư nhân theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP;
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Trường hợp đề nghị cấp lần đầu giấy phép hoạt động bệnh viện nhân đạo hoặc bệnh viện không vì mục đích lợi nhuận thì phải có tài liệu chứng minh nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động nhân đạo hoặc hoạt động  không vì mục đích lợi nhuậ
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thực hiện thủ tụ

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động

Căn cứ Điều 61 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động bệnh viện bao gồm các bước sau:

c 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động bệnh viện.

c 2: Nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp mới và nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.

c 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp cho cơ sở đề nghị phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

c 4: Thẩm định điều kiện hoạt động

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thẩm định. Thời hạn thẩm định không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Kết quả thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản thẩm định, trong đó nêu rõ các nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có) và phải có chữ ký của các bên tham gia thẩm định, cơ sở được thẩm định;

c 5: Cấp giấy phép hoạt động

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động; trường hợp cơ sở phải thực hiện các nội dung sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nêu tại biên bản thẩm định thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động.

Dịch vụ thành lập công ty của Luật Việt An

  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập bệnh viện;
  • Tư vấn cá nhân, doanh nghiệp thành lập bệnh viện;
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập bệnh viện;
  • Hỗ trợ pháp lý về việc cấp giấy hoạt động của bệnh viện;
  • Tư vấn điều chỉnh giấy phép hoạt động sau khi thành lập của bệnh viện.

Trên đây là nội dung tư vấn về thành lập công ty kinh doanh bệnh viện. Nếu có nhu cầu thành lập hoặc cần tư vấn thêm thông tin, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ sớm nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title