Điện máy là các sản phẩm, thiết bị điện dân dụng được sử dụng hằng ngày, giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng và tiện ích hơn. Từ nhà cửa cho đến trường học, cơ quan xí nghiệp, đâu đâu cũng cần đến điện máy. Vậy nếu khách hàng đang có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh điện máy mà chưa biết pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Việt An nghiên cứu và tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Cơ sở pháp lý
Biểu cam kết WTO của Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp 2020;
Luật Đầu tư 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Các mặt hàng kinh doanh điện máy?
Thông thường, cửa hàng điện máy kinh doanh 4 nhóm ngành cơ bản. Trong đó, mỗi nhóm ngành sẽ bao gồm các ngành nghề và mã ngành khác nhau. Các hình thức kinh doanh cửa hàng điện máy có thể là bán lẻ, bán buôn, sản xuất hay sửa chữa.
Các mặt hàng điện máy có thể kể đến như:
Các thiết bị điện lạnh, điện nước (bao gồm điều hòa, tủ lạnh,…)
Các thiết bị đồ điện thông minh, điện tử viễn thông như điện thoại, máy vi tính, máy in, máy chiếu,…
Các thiết bị điện tử gia dụng, điện máy: nồi cơm điện, bàn ủi, tivi, đèn, quạt, máy xay sinh tố,…
Loại hình công ty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty kinh doanh các sản phẩm về điện máy có thể được thành lập dưới một trong các hình thức như công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, tùy thuộc vào sự lựa chọn của chủ doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh điện máy
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Kinh doanh điện máy thuộc trường hợp kinh doanh dịch vụ phân phối theo quy định tại biểu cam kết WTO. Theo đó Việt Nam cam kết hình thức hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là không hạn chế, ngoại trừ kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và phân bón.
Điều kiện về chủ thể thành lập
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020, tổ chức cá nhân muốn thành lập phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia công ty.
Ngoài ra, tổ chức và cá nhân được thành lập và quản lý công ty kinh doanh sản phẩm về điện máy, trừ một số trường hợp quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Theo Luật Đầu tư 2020, kinh doanh điện máy không thuộc trường hợp ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục thành lập công ty – xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư.
Điều kiện về tên công ty
Theo quy định tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, xã hội… trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; hay cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Lưu ý khi kinh doanh điện máy trên website thương mại điện tử
Đối với doanh nghiệp kinh doanh điện máy thông qua website thì sẽ cần phải lưu ý đáp ứng điều kiện sau:
Là thương nhân hoặc tổ chức có chức năng kinh doanh phù hợp;
Website kinh doanh điện máy đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về quản lý thông tin trên Internet với tên miền đăng ký hợp lệ;
Đã thực hiện thiết lập website bán hàng thương mại điện tử và thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh điện máy
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài;
Đề xuất dự án đầu tư;
Bản sao Xác nhận ngân hàng có số dư tương ứng với số tiền đầu tư;
Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ; quyết định xây dựng hoặc các tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án;
Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Để thành lập đúng quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần kèm theo giấy tờ sau:
Nếu cá nhân tham gia góp vốn: bản sao hợp lệ CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
Nếu tổ chức tham gia góp vốn: quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp, bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp.
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Nếu có);
Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thực hiện thủ tục;
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập;
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Nếu là công ty có vốn đầu tư nước ngoài);
Bước 3: Nộp hồ sơ qua trang website dangkyquamang.dkkd.gov.vn;
Bước 4: Nhận thông báo kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và Đầu tư ra thông báo hồ sơ được chấp thuận;
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở kế hoạch và Đầu tư ra thông báo sửa đổi bổ sung;
Bước 5: Đăng ký nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư;
Bước 6: Khắc dấu công ty và thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận
Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
Thời hạn giải quyết: 04 – 06 ngày làm việc
Top công ty kinh doanh điện máy nổi tiếng
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh các sản phẩm điện máy, điện lạnh phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân. Công ty Luật Việt An sẽ điểm qua cho Qúy khách hàng một vài công ty kinh doanh sản phẩm này rất nổi tiếng:
Công ty TNHH Điện máy HQC
Công ty TNHH Điện máy Hiệp Thành
Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim
Công ty TNHH Thương mại VHC
Công ty Cổ phần thế giới di động (sở hữu chuỗi cửa hàng Điện máy xanh)
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Việt An
Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện thành lập công ty kinh doanh điện máy;
Tra cứu sơ bộ và tư vấn khả năng thành lập công ty kinh doanh điện máy;
Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty kinh doanh điện máy;
Đại diện nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp sau thành lập.
Trên đây là nội dung tư vấn về thành lập công ty kinh doanh điện máy. Nếu có nhu cầu thành lập hoặc cần tư vấn thêm thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ sớm nhất.