Ngày 15 tháng 6 năm 2018 Chính phủ ban hành Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2018, hiện được sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP và Nghị định 85/2024/NĐ-CP. Hiện nay, nhu cầu về năng lượng không ngừng tăng cao, đặc biệt là khí tự nhiên – nguồn tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất. Việc mua bán khí đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam. Bởi vậy, việc tổ chức một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán khí đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về thị trường năng lượng, phù hợp quy định pháp lý tại Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày những nội dung pháp lý có liên quan đến thành lập công ty kinh doanh mua bán khí.
Hoạt động kinh doanh khí là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh khí, theo đó, kinh doanh khí hiện được quy định bao gồm: khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nén.
Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khí được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
Khí thiên nhiên hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4 tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.
Khí thiên nhiên nén là sản phẩm hydrocabon ở thể khí được nén ở áp suất cao (200 đến 250 bar), có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4 tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas, viết tắt là CNG).
Hoạt động kinh doanh khí là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt động: sản xuất, chế biến; xuất khẩu, nhập khẩu; mua bán khí; nạp, cấp khí; tạm nhập tái xuất; cho thuê bồn chứa, chai chứa khí, kho chứa LPG chai, cầu cảng; giao nhận và vận chuyển khí nhằm mục đích sinh lời. Như vậy kinh doanh mua bán khí chính là một trong những hoạt động của kinh doanh khí.
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Hiện nay, theo quy định trong Biểu cam kết WTO của Việt Nam, kinh doanh mua bán khí có thể xếp vào nhóm dịch vụ phân phối, phổ biến là dịch vụ Dịch vụ bán buôn hàng hóa là khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nén (CPC 622, 61111, 6113, 6121). Nhóm ngành dịch vụ này hiện không có điều kiện hạn chế thị trường ngoại trừ đối với dịch vụ bán lẻ, tuy nhiên loại hình này không phổ biến với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với việc kinh doanh có kèm theo sản xuất, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện tại Dịch vụ liên quan đến sản xuất (CPC 884 và 885).
Tuy nhiên, do khí là loại hàng hóa đặc biệt, do vậy nhà đầu tư nước ngoài cũng cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mua bán khí theo quy định pháp luật Việt Nam tương tự nhà đầu tư trong nước khi thành lập dự án kinh doanh mới tại Việt Nam.
Điều kiện kinh doanh mua bán khí
Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 kinh doanh khí thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo Điều 8 Nghị định 87/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định thương nhân kinh doanh mua bán khí cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí hoặc có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG;
Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
Đối với từng loại khí được kinh doanh, công ty kinh doanh mua bán khí còn cần đáp ứng thêm các điều kiện dưới đây:
Mua bán khí qua đường ống: phải có trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn trong hoạt động kinh doanh khí theo quy định của pháp luật.
Mua bán LNG: phải có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Mua bán CNG: phải có xe bồn CNG, trạm nén CNG, trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Lưu ý thủ tục khi thành lập công ty kinh doanh mua bán khí
Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện mua bán khí.
Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Tài liệu khách hàng cần cung cấp
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư (nếu có);
Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Thời hạn giải quyết
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Kết quả thủ tục hành chính
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Phí, lệ phí
Không
Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tài liệu khách hàng cần cung cấp
Tài liệu pháp lý cá nhân, tổ chức góp vốn;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện mua bán khí
Sau khi đầy đủ giấy tờ pháp nhân của một công ty (IRC và ERC), trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh mua bán khí, doanh nghiệp cần thực hiện xin cấp phép đủ điều kiện kinh doanh.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
Theo Điều 44 Nghị định 87/2018/NĐ-CP, Sở Công Thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện mua bán khí.
Thành phần hồ sơ
Theo Điều 38 Nghị định 87/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán khí gồm:
Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí (theo mẫu quy đinh);
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bản sao Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa;
Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LPG chỉ có chai LPG hoặc thuê chai LPG, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này phải bổ sung các giấy tờ sau:
Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định chai LPG còn hiệu lực;
Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với chai LPG.
Đối với công ty kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài các giấy tờ quy định trên phải bổ sung:
Tài liệu chứng minh có đường ống vận chuyển khí hoặc hợp đồng thuê đường ống vận chuyển khí;
Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định đường ống còn hiệu lực;
Tài liệu chứng minh có trạm cấp khí đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Đối với công ty kinh doanh mua bán LNG ngoài các giấy tờ quy định trên phải có:
Tài liệu chứng minh có trạm cấp LNG đáp ứng các quy định về an toàn theo quy định hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đã được cấp Giấy chứng nhận còn hiệu lực.
Đối với công ty kinh doanh mua bán CNG ngoài giấy tờ quy định nêu trên phải bổ sung:
Tài liệu chứng minh có xe bồn CNG đã được kiểm định còn hiệu lực;
Tài liệu chứng minh có trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy;
Tài liệu chứng minh có trạm nén CNG đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Trình tự thực hiện
Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử đến Sở Công thương.
Trường hợp thương nhân chưa đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Công thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện là 10 năm kể từ ngày cấp mới.
Một số công ty mua bán khí tại Việt Nam
Công Ty TNHH Kinh Doanh Khí Bảo An
Địa chỉ: 114 Phan Văn Hân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Ngành nghề chính: 4661: Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Ngành nghề chính: 0910: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên
Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Khí Dầu Mỏ Hóa Lỏng Liên Quảng Thành
Địa chỉ: Lô A Cụm công nghiệp Trần Lãm, Phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình, Thái Bình.
Ngành nghề chính: 4661: Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Công ty kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc
Địa chỉ: Lầu 5, lầu 6 toà nhà 59 Quang Trung, p.Nguyễn Du,, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Ngành nghề chính: 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu
Công ty TNHH một thành viên kinh doanh khí hoá lỏng hà nội
Địa chỉ: Số 34 Đào Tấn, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Ngành nghề chính: 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu về mặt pháp lý liên quan đến thành lập công ty kinh doanh khí, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!