Thành lập công ty kinh doanh phân bón

Nước ta là một nước nông nghiệp và sản phẩm không thể thiết trong sản xuất nông nghiệp là  phân bón. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng cây trồng. Vậy để một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phân bón cần thực hiện những thủ tục nào, bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ phần nào giúp cho các chủ thể dự định kinh doanh có được những thông tin cần thiết.

Trước tiên để một chủ thể sản xuất kinh doanh phân bón thì cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,  trong đó có có đăng ký ngành nghề về kinh doanh phân bón, cụ thể như sau:

STT Tên ngành Mã ngành
1. Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ 2012
2. Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp

4669
3. Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ phân bón.

4773

Bên cạnh những ngành nghề chính trên thì doanh nghiệp lựa chọn đăng ký những ngành nghề khác mà mình dự định hoạt động theo mã ngành cấp 4 tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg

Các thông tin cần thiết để đăng ký doanh nghiệp

  • Tên công ty: Tên công ty được cấu thành bởi Loại hình công ty + Tên riêng

Các loại hình công ty phổ biến hiện nay gồm có Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần. Tên riêng của công ty phải không thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Doanh nghiệp có thể đăng ký tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

  • Địa chỉ trụ sở chính: Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại chung cư và nhà tập thể; có địa chỉ được xác định cụ thể gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường/ thôn/ xóm/ấp; Xã/ phường/thị trấn; Huyện/quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh; Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương kèm theo số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Mức vốn điều lệ: Mức vốn điều lệ đăng ký sẽ liên quan đến thuế môn bài, cụ thể vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/năm, vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống thì thuế môn bài sẽ là 2.000.000 đồng/năm.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty tùy theo từng loại hình công ty;
  • Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
  • Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư

Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế

Các thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Nộp phí thực hiện công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
  • Khắc dấu và nộp hồ sơ công bố mẫu dấu tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử để kê khai và nộp thuế qua mạng;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng;
  • Đề nghị đặt in hóa đơn và đặt in hóa đơn

Ngoài ra, khi đi vào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

Các văn bản pháp lý:

  • Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón ( Sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 77/2016/NĐ-CP)
  • Thông tư số 29/2014/TT-BCT quy định và hướng dẫn thực hiện về phân bón vô cơ; hướng dẫn cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
  • Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Điều kiện xin giấy phép sản xuất phân bón

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, gồm:
  • Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;
  • Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;
  • Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;
  • Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;
  • Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • Yêu cầu về nhân lực
  • Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên một trong các chuyên ngành sau: Hóa, lý, sinh học, nông nghiệp, trồng trọt, khoa học cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng.
  • Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.

Với mỗi sản phẩm phân bón vô cơ, hữu cơ và phân bón khác sẽ có những điều kiện riêng, cơ quan cấp phép khác nhau như cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ sẽ do Cục Hóa chất – Bộ Công Thương cấp phép, sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác là Cục trồng trọt- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Doanh nghiệp tham khảo các văn bản pháp lý nêu trên để thực hiện.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO