Dân số gia tăng kéo theo rất nhiều hệ lụy trong đó đặc biệt là vấn đề môi trường từ ô nhiễm môi trường không khí, nước, lượng rác thải ngày càng tăng nhanh. Các công ty môi trường được thành lập rất nhiều nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu xử lý nguồn chất thải khổng lồ của con người. Nhà đầu tư đang có dự định thành lập công ty môi trường đô thị, công ty tư vấn môi trường nhưng chưa nắm rõ những quy định về điều kiện thủ tục thành lập công ty môi trường có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây của Luật Việt An về thủ tục thành lập công ty môi trường.
Bước 1: Thành lập công ty
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc
Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Việt An, Qúy khách hàng chỉ cần cung cấp bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân ( Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu) còn hiệu lực. Luật Việt An sẽ tiến hành tư vấn và soạn thảo toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Những ngành nghề công ty đăng ký khi thành lập công ty môi trường
STT
Tên ngành
Mã ngành
1.
Thoát nước và xử lý nước thải
3700
2.
Thoát nước và xử lý nước thải
3700
3.
Thu gom rác thải không độc hại
3811
4.
Thu gom rác thải độc hại
3812
5.
Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại
3821
6.
Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại
3822
7.
Tái chế phế liệu
3830
8.
Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác
3900
9.
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác. Chi tiết:
Bước 2: Với doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại thì cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Các văn bản pháp lý:
Luật Bảo vệ môi trường 2014;
Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu;
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại
Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Có khoảng cách bảo đảm để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người;
Có công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
Có công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
Có nhân sự quản lý được cấp chứng chỉ và nhân sự kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp;
Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
Có phương án bảo vệ môi trường.
Có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi chấm dứt hoạt động.
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Đơn đăng ký theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT;
Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế;
Bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt;
Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có);