Thành lập công ty kinh doanh ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài

Ngày: 11/09/2018

Thủ tục thành lập Thành lập công ty kinh doanh ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
  • Nghị định 101/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP và Nghị định 16/2019/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (được sửa đổi, bổ sung tại từng thời điểm);
  • Thông tư 150/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (được sửa đổi, bổ sung tại từng thời điểm).

Điều kiện kinh doanh ví điện tử:

Là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong đó có thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Tuy nhiên, đối với dịch vụ Trung gian thanh toán thì Việt Nam hiện nay không có cam kết mở rộng thị trường. Vì vậy, đối với nhà đầu tư nước ngoài cơ quan chức năng Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể và quyết định có cấp phép hay không cấp phép cho nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ này.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt quy định các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức, trong đó tối thiểu phải có các nội dung:
    • Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép; cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán;
    • Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ;
    • Quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật;
    • Các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền;
    • Quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp;
    • Quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình cung ứng dịch vụ;
  • Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
  • Điều kiện về nhân sự:
    • Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.
    • Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm;
  • Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm:
    • Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
    • Hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải có công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát theo thời gian thực tổng số tiền của khách hàng trên các Ví điện tử và tổng số tiền trên tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử tại các ngân hàng.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Bước 2: Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp và khắc dấu;

Bước 4: Xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

Bước 5: Mở tài khoản đầu tư vốn trực tiếp;

Bước 6: Mở tài khoản đảm bảo thanh toán;

Bước 7: Thực hiện một số thủ tục sau thành lập doanh nghiệp khác.

Trong đó Bước 1,2,3 và Bước 5 cũng tương tự như khi thành lập các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khác (chi tiết tham khảo tại https://luatvietan.vn/thanh-lap-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoaihttps://luatvietan.vn/tai-khoan-von-dau-tu-truc-tiep-cua-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai.html ).

Bài viết này trình bày Bước 4: Xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và Bước 6: Mở tài khoản đảm bảo thanh toán.

Xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Hồ sơ cần chuẩn bị 05 bộ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-NHNN;
  • Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị (hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức) thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
  • Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu).

Thẩm quyền giải quyết: Ngân hàng Nhà nước (có thể qua đường bưu điện hoặc  nộp trực tiếp)

Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do.

Lệ phí:

  • Cấp lần đầu: 10 triệu đồng/01 giấy phép.
  • Cấp lại: 5 triệu đồng/01 giấy phép.

Thời hạn Giấy phép: 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép. Trước khi Giấy phép hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức được cấp Giấy phép phải gửi văn bản xin cấp lại Giấy phép và bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.

Mở tài khoản đảm bảo thanh toán

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2014/TT-NHNN thì tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ. Số dư trên tài khoản đảm bảo thanh toán phải được duy trì không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại cùng một thời điểm. Tài khoản đảm bảo thanh toán chỉ được sử dụng vào việc thanh toán tiền cho các đơn vị chấp nhận thanh toán và hoàn trả tiền cho khách hàng sử dụng dịch vụ khi có yêu cầu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn cụ thể!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber, WeChat)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber, WeChat)
    hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO