Thành lập công ty kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội. Tuy nhiên, không phải ngành nghề nào cũng có thể tự do kinh doanh. Pháp luật Việt Nam quy định một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về vốn, giấy phép, chứng chỉ hành nghề,…Bài viết này Luật Việt An sẽ cung cấp thông tin cho quý khách về thành lập công ty kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Các ngành ngành nghề có điều kiện

Mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện có những điều kiện khác nhau

Hiện nay có 232 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư năm 2020 sửa đổi bổ sung năm 2024 áp dụng năm 2025, dưới đây là điều kiện kinh doanh của một số ngành nghề. Mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện có những điều kiện khác nhau:

Ngành nghề có điều kiện về vốn

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam) Ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ)
Bán lẻ theo phương thức đa cấp 10 tỷ đồng
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng Ký quỹ 7 tỷ đồng
Thành lập trường đại học tư thục 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường).
Vận chuyển hàng không quốc tế – Đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng

– Từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng

– Trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng

Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động Ký quỹ 02 tỷ đồng
Ngân hàng thương mại 3.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe 300 tỷ đồng
Cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh (dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02kg) 02 tỷ đồng

Ngành nghề có điều kiện về chứng chỉ

Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân (trong trường hợp không có ủy quyền) hoặc Cá nhân làm việc tại doanh nghiệp (trong trường hợp được các đối tượng trên ủy quyền.)

Dịch vụ kiểm toán

Đối với doanh nghiệp: Ít nhất 05 cá nhân làm việc tại doanh nghiệp, và:

Ít nhất 02 thành viên góp vốn; người đại diện theo pháp luật; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

  • Ít nhất 02 thành viên hợp danh; người đại diện theo pháp luật; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với công ty hợp danh;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân kiêm Giám đốc đối với doanh nghiệp tư nhân.

Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán: Ít nhất 02 cá nhân làm việc tại chi nhánh, bao gồm cả Giám đốc chi nhánh.

Đối với chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam: ít nhất 02 cá nhân làm việc tại chi nhánh, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc chi nhánh.

Dịch vụ kế toán

Đối với doanh nghiệp:

  • Ít nhất 02 thành viên góp vốn; người đại diện theo pháp luật; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Ít nhất 02 thành viên hợp danh; người đại diện theo pháp luật; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với công ty hợp danh;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân kiêm Giám đốc đối với doanh nghiệp tư nhân.

Đối với chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam: ít nhất 02 cá nhân làm việc tại chi nhánh, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc chi nhánh.

Giám sát thi công xây dựng công trình

Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

Hạng I:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;
  • Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

Hạng II:

  • Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;
  • Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình.

Hạng III:

Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Thành lập công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Bước 1. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Tài liệu về tư cách pháp lý:
  • Nhà đầu tư là cá nhân: CMND/CCCD/Hộ chiếu (bản sao).
  • Nhà đầu tư là tổ chức: Giấy chứng nhận thành lập/Văn bản pháp lý khác có giá trị tương đương (bản sao).
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm có: Thông tin của nhà đầu tư, mục tiêu, vốn đầu tư, quy mô và phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm và tiến độ đầu tư, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và đề xuất hưởng ưu đãi về đầu tư.
  • Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
  • Nhà đầu tư là cá nhân: Sổ tiết kiệm, giấy tờ xác nhận số dư tài khoản,…
  • Nhà đầu tư là tổ chức: Báo cáo tài chính của 02 năm gần nhất/Cam kết tài chính của tổ chức tài chính/Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ/Tài liệu chứng minh năng lực tài chính/Bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Nếu dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất hay cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp giấy tờ về quyền sử dụng đất/tài liệu xác định quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án (bản sao).
  • Giải trình công nghệ sử dụng trong dự án đối với dự án thuộc diện phải được thẩm định, lấy ý kiến công nghệ theo quy định về chuyển giao công nghệ.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức của hợp đồng BCC.

Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nộp hồ sơ nêu trên cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án được thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện dự án hoặc dự kiến đặt văn phòng.

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư (theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

Bước 2. Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư.
  • Điều lệ của công ty.
  • Danh sách thành viên/cổ đông tuỳ từng loại hình doanh nghiệp.
  • Nếu là cá nhân: CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc tài liệu chứng thực cá nhân hợp pháp (bản sao).
  • Nếu là tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập/tài liệu tương đương của tổ chức và văn bản uỷ quyền; Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện (bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương đã được hợp pháp hóa lãnh sự của thành viên là tổ chức nước ngoài (bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan thẩm quyền cấp.

Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Bước 2. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bước 3. Thủ tục xin cấp phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Hồ sơ làm Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh có điều kiện;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản điều lệ công ty;
  • Bản phương án kinh doanh dự kiến;
  • Thông tin/Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập;
  • Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động của những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp;
  • Các giấy tờ pháp lý khác đối với từng ngành nghề cụ thể.

Đây chỉ là bộ hồ sơ làm Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện chung cho nhiều ngành nghề, tùy từng ngành nghề sẽ có điều kiện, các loại giấy tờ riêng.

Thủ tục xin cấp phép

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu, điều kiện của ngành nghề sắp sửa kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Tùy theo mỗi ngành nghề mà điều kiện và cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cũng khác nhau.

Ví dụ: 

  • Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
  • Nộp hồ sơ trực tiếp đến Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy:
  • Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC;
  • Thời hạn giải quyết từ 5 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
  • Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
  • Nộp hồ sơ tại Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh);
  • Thời hạn giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ đủ điều kiện

Sau khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ và đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp để được phép kinh doanh.

Bước 4. Các thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp

Khắc dấu và Đăng ký Chữ ký số của doanh nghiệp

Điều 43 luật doanh nghiệp 2020 có quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Đồng thời, từ 01/01/2021, doanh nghiệp không cần phải thông báo mẫu con dấu cho phòng đăng ký kinh doanh, thay vào đó có thể tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp).

Hiện nay, vẫn chưa có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều chọn chữ ký số. Căn cứ vào khoản 3 điều 26 luật doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Kê khai lệ phí môn bài

Căn cứ vào Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định miễn nộp lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:

  • Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới);
  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.

Treo biển hiệu

Biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước được quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 như sau:

  • Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
  • Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Trên đây là tư vấn pháp lý của Luật Việt An về thành lập công ty kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO