Việt Nam luôn nằm trong những quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới, có lợi thế về nông nghiệp với thị trường rộng mở, sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này vẫn còn rất khiêm tốn. Nhìn nhận thực trạng này, Chính phủ cam kết xây dựng chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp như chính sách về đất đai, chính sách nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất…Do đó, thành lập doanh nghiệp về nông nghiệp đang mang lại nhiều lợi thế cho nhà đầu tư trong lĩnh vực vô cùng tiềm năng này. Và thủ tục thành lập công ty về nông nghiệp được thực hiện qua các bước như sau:
Về tên công ty: Gồm hai thành tố Loại hình doanh nghiệp ( Công ty TNHH/Công ty CP…) + Tên riêng
Doanh nghiệp lưu ý nên tra cứu tên doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trường hợp trùng hoặc nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước.
Về địa chỉ trụ sở chính: Không được đặt tại chung cư và nhà tập thể
Về mức vốn điều lệ: Doanh nghiệp nên cân nhắc mức vốn điều lệ phù hợp đảm bảo cho quá trình hoạt động ( với những ngành nghề yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định đó).
Về ngành nghề kinh doanh: Với lĩnh vực nông nghiệp thì doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành sau:
STT
Tên ngành
Mã ngành
1
Trồng lúa
0111
2
Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác
0112
3
Trồng cây lấy củ có chất bột
0113
4
Trồng cây mía
0114
5
Trồng cây thuốc lá, thuốc lào
0115
6
Trồng cây lấy sợi
0116
7
Trồng cây có hạt chứa dầu
0117
8
Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh
0118
9
Trồng cây hàng năm khác
0119
10
Trồng cây ăn quả
0121
11
Trồng cây lấy quả chứa dầu
0122
12
Trồng cây điều
0123
13
Trồng cây hồ tiêu
0124
14
Trồng cây cao su
0125
15
Trồng cây cà phê
0126
16
Trồng cây chè
0127
17
Trồng cây gia vị, cây dược liệu
0128
18
Trồng cây lâu năm khác
0129
19
Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp
0130
20
Hoạt động dịch vụ trồng trọt
0161
21
Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch
0163
22
Xử lý hạt giống để nhân giống
0164
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ và nộp với Sở kế hoạch đầu tư
Hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp