Thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề xây dựng
Tại nước ta, ngành công nghiệp xây dựng luôn là ngành nghề quan trọng đóng góp tỷ lệ lớn vào tổng sản phẩm nội địa. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về nhà ở, công trình xây dựng ngày càng được đẩy cao. Do đó, sự thành lập các công ty kinh doanh ngành nghề xây dựng là nhu cầu thiết yếu. Sau đây, Luật Việt An xin tư vấn về quy trình thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề xây dựng theo pháp luật hiện hành.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề xây dựng bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Việt An hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Một số ngành nghề xây dựng cụ thể để quý khách hàng tham khảo:
STT
Tên ngành nghề
Mã ngành nghề
1
Xây dựng nhà các loại
4100
2
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
4210
3
Xây dựng công trình công ích
4220
4
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
4290
5
Phá dỡ
4311
6
Chuẩn bị mặt bằng
4312
7
Lắp đặt hệ thống điện
4321
8
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
4322
9
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.
4329
10
Hoàn thiện công trình xây dựng
4330
11
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.
4390
Trên đây là tư vấn của Công ty luật Việt An, Quý khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý lên quan xin vui lòng liên hệ đến Công ty luật Việt An qua Hotline hoặc email info@luatvietan.vn để được hỗ trợ tốt nhất.