Thành lập doanh nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời

Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam chúng ta đang tập trung sản xuất những năng lượng sạch từ điện gió, điện từ năng lượng mặt trời. Việt Nam là đất nước nhiệt đới nóng, ẩm mưa nhiều, nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Với tổng lượng bức xạ trung bình năm ớ mức cao, Việt Nam được đánh giá là nơi có tiềm năng đặc biệt để phát triển điện mặt trời.

Nhu cầu thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mặt trời hiện nay là rất lớn. Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn về thành lập doanh nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời.

Các loại dự án điện mặt trời

Điện mặt trời là điện được sản xuất từ các tấm quang điện theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng. Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, có thể kể đến các loại dự án điện mặt trời sau:

  • Hệ thống điện mặt trời mái nhà: là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.
  • Dự án điện mặt trời nối lưới: là dự án điện mặt trời được đấu nối trực tiếp vào lưới điện quốc gia.
  • Dự án điện mặt trời nổi: là dự án điện mặt trời nối lưới có các tấm quang điện được lắp đặt trên cấu trúc nổi trên mặt nước.
  • Dự án điện mặt trời mặt đất: là dự án điện mặt trời nối lưới trừ các dự án thuộc dự án điện mặt trời nổi.

Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp sản xuất điện từ năng lượng mặt trời

  • Để sản xuất điện từ năng lượng mặt trời các nhà đầu tư cần lưu ý chọn những địa điểm phù hợp có mức bức xạ nhiệt cao quanh năm sẽ tạo ra năng lượng lớn.
  • Xin chủ trương đầu tư chính sách từ các địa phương cho phép thuê đất để thành lập dự án sản xuất điện từ năng lượng mặt trời. Sau khi sản xuất phải tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình.
  • Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất năng lượng mặt trời có vốn nước ngoài.

Các nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Các địa phương phù hợp cho thành lập nhà máy sản xuất điện từ năng lượng mặt trời thường là khu vực phía Nam như tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Phước, Khánh Hòa, Hậu Giang,…

Một số nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời lớn tại Việt Nam có thể kể đến như:

Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 450 MW

  • Dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc được khánh thành vào ngày 12/10/2020 tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Đây là dự án do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đầu tư.
  • Đây là dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam với công suất: 450 MW, tổng số vốn đầu tư: 12.000 tỉ đồng. Mỗi năm, nhà máy có thể khai thác hơn 1 tỉ kWh từ nguồn năng lượng tái tạo, góp phần giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và duyên hải Nam Trung Bộ.

Cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2 – 420 MW

  • Cụm nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2 là dự án có công suất đứng thứ hai trên cả nước. Dự án này được Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và Công ty TNHH B. Grimm Power Public (Thái Lan) hợp tác đầu tư xây dựng trên vùng đất bán ngập của hồ Dầu Tiếng.
  • Sau khi đi vào hoạt động, mỗi năm, cụm nhà máy này sẽ phát lên lưới điện quốc gia 688 triệu kWh. Nhờ đó, toàn bộ nhu cầu điện của tỉnh Tây Ninh nói riêng và một phần nhu cầu điện của khu vực phía Nam nói chung sẽ được đáp ứng.

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ – 330 MW

  • Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ được Công ty Cổ phần Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch (NLS) (trực thuộc BCG Energy) xây dựng tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Đến 31/12/2020, phần đầu tiên của nhà máy chính thức hòa vào lưới điện quốc gia.
  • Ước tính khi đi vào hoạt động, mỗi năm nhà máy sẽ đạt sản lượng điện 520 triệu kWh, đủ để cung cấp cho 200.000 hộ dân và giảm phát thải 146.000 tấn CO2.

Loại hình doanh nghiệp phù hợp với sản xuất điện năng lượng mặt trời

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần.

Xác định mã ngành nghề sản xuất điện từ năng lượng mặt trời

3511: Sản xuất điện. Chi tiết: Sản xuất điện mặt trời

Nhóm này bao gồm việc sản xuất các loại điện sau:

  • 35116: Điện mặt trời – Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ năng lượng mặt trời;
  • 35119: Điện khác – Nhóm này gồm hoạt động sản xuất điện từ các dạng năng lượng khác, chưa được phân vào đâu: sóng biển, thủy triều, diezen…

Các bước chính khi thành lập doanh nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời

Các bước chính khi thành lập doanh nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời

  • Bước 1: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có)
  • Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
  • Bước 3: Xin Gi ấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 4: Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

Lưu ý một số trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư

Khi thành lập doanh nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời có vốn đầu tư nước ngoài, một số trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 có thể kể đến như:

  • Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;..

Lưu ý cơ quan tiến hành thủ tục

  • Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc về Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ, hoặc UBND cấp tỉnh tùy trường hợp.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh là cơ quan cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý hồ sơ thành lập doanh nghiệp sản xuất năng lương mặt trời

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ dự thảo;
  • Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập;
  • Giấy tờ pháp lý liên quan đến tổ chức, cá nhân liên quan;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Văn bản uỷ quyền của người đại diện cho phần vốn góp nếu góp vốn là tổ chức.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về thành lập doanh nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời. Qúy khách hàng có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO