Thời gian thử việc của nhân viên không được quá bao nhiêu ngày

Thời gian thử việc của nhân viên không được quá bao nhiêu ngày? Đây là câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm khi bước vào giai đoạn thử việc. Thử việc không chỉ là cơ hội để nhân viên chứng minh năng lực mà còn giúp doanh nghiệp đánh giá sự phù hợp của ứng viên. Tuy nhiên, thời gian thử việc cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Trong bài viết này, Luật Việt An sẽ cung cấp thông tin chi tiết về giới hạn thời gian thử việc, mức lương thử việc, và quyền lợi của người lao động theo pháp luật hiện hành.

Quy định của pháp luật về thử việc giữa người sử dụng lao động và người lao động

Căn cứ theo Điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định về thử việc giữa người sử dụng lao động và người lao động như sau:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Thời gian thử việc của nhân viên không được quá bao nhiêu ngày?

Thời gian thử việc của nhân viên không được quá bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật lao động 2019 thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

  • Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, trong mọi trường hợp, thời gian thử việc của nhân viên không được quá 180 ngày.

Hệ quả pháp lý nếu người sử dụng lao động quy định thời gian thử việc quá số ngày quy định

Thử việc vượt quá thời gian quy định không hợp lệ

Khi thời gian thử việc vượt quá quy định, phần thời gian vượt sẽ không được xem là hợp pháp. Theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được coi như đã ký hợp đồng lao động chính thức nếu tiếp tục làm việc sau thời gian thử việc hợp lệ.

Bị xử phạt hành chính

Căn cứ Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quy định thời gian thử việc quá thời gian quy định. Theo nguyên tắc, mức xử phạt đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần đối với cá nhân.

Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm.

Quy định của pháp luật về tiền lương thử việc và kết thúc thời gian thử việc

Quy định của pháp luật về lương thử việc

Căn cứ Điều 26 Bộ luật lao động 2019 quy định tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Ví dụ: Lương chính thức là 10 triệu đồng thì lương thử việc là 8.5 triệu đồng

Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Căn cứ tại Điều 90 Bộ luật lao động 2019 thì mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Quy định của pháp luật về kết thúc thời gian thử việc

Theo Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Hướng dẫn quy định thời gian thử việc trong hợp đồng lao động

Quy định về nội dung trong hợp đồng thử việc

Các nội dung chính cần có khi quy định thời gian thử việc

Các nội dung chính cần có khi quy định thời gian thử việc bao gồm:

  • Thời gian thử việc
    • Xác định cụ thể số ngày và thời điểm bắt đầu, kết thúc thử việc.
    • Phù hợp với quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019
  • Mức lương thử việc: Ít nhất bằng 85% lương chính thức của vị trí công việc.
  • Công việc thực hiện trong thời gian thử việc: Mô tả công việc cụ thể và rõ ràng.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc: Các quyền cơ bản như an toàn lao động, nghỉ lễ, nghỉ phép theo luật.
  • Kết quả thử việc: Quy định về việc đánh giá kết quả thử việc và thông báo kết quả trước khi ký hợp đồng lao động chính thức.
  • Trường hợp chấm dứt thử việc: Một trong hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước, trừ khi có quy định khác trong hợp đồng.

Mẫu điều khoản quy định về thời gian thử việc

Điều X: Thỏa thuận về thử việc

Thời gian thử việc:

Bên A (người lao động) đồng ý thử việc tại Bên B (người sử dụng lao động) trong thời gian:

Từ ngày //____ đến ngày //____ (tối đa không vượt quá số ngày theo quy định pháp luật).

Công việc thử việc:

Công việc mà Bên A thực hiện trong thời gian thử việc: [Mô tả công việc cụ thể, ví dụ: Quản lý nhân sự, thiết kế đồ họa…]

Mức lương thử việc:

Mức lương thử việc là: __________ VND/tháng, chiếm ___% mức lương chính thức (không thấp hơn 85% lương chính thức).

Lương sẽ được trả vào ngày ___ hàng tháng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc:

Bên A được đảm bảo đầy đủ các quyền như: an toàn lao động, thời gian nghỉ ngơi theo quy định pháp luật.

Bên B có trách nhiệm cung cấp các công cụ, điều kiện cần thiết để Bên A hoàn thành công việc thử việc.

Đánh giá kết quả thử việc:

Kết thúc thời gian thử việc, Bên B sẽ đánh giá kết quả thử việc của Bên A theo các tiêu chí: [Liệt kê tiêu chí đánh giá, ví dụ: hiệu suất công việc, tính kỷ luật…]

Nếu kết quả thử việc đạt yêu cầu, Bên B sẽ ký hợp đồng lao động chính thức với Bên A.

Trường hợp không đạt yêu cầu, Bên B có quyền chấm dứt thỏa thuận thử việc.

Chấm dứt thời gian thử việc:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền chấm dứt thử việc mà không cần báo trước, nhưng phải thanh toán đầy đủ các quyền lợi phát sinh (nếu có).

Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong giai đoạn thử việc

Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động có các quyền sau đây:

  • Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
  • Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đình công;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Trên đây là phần cung cấp thông tin về thời gian thử việc của nhân viên không được quá bao nhiêu ngày của Công ty Luật Việt An. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật khác

    Tư vấn pháp luật khác

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title