Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Ngày 29 tháng 6 năm 2022, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 và dự kiến có hiệu lực vào ngày 01/07/2025. Theo đó, kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ có sự thay đổi. Vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 thay đổi như thế nào? Mời Quý khách hàng theo dõi câu trả lời qua bài viết sau đây của Luật Việt An. Ngoài ra, để đảm bảo các sự thống nhất về việc áp dụng pháp luật, trong phạm vi bài viết, Luật Việt An xin được trình bày, chia sẻ các nội dung pháp lý theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024, việc tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm 02 hình thức là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện (tương tự với các nội dung của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành). Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: 

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Có 02 nhóm người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: 

Người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm: 

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (1)
  • Cán bộ, công chức, viên chức (2)
  • Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (3)
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (4)
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí (5)
  • Dân quân thường trực (6)
  • Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (7)
  • Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí (8)
  • Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương(9)
  • Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (10)
  • Người lao động làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất (11)
  • Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh (12)
  • Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hưởng tiền lương (13)

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ 03 trường hợp sau: 

  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định;
  • Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Dựa trên khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, đối tượng được đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm: 

  • Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và không phải là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;
  • Đối tượng (người lao động là công dân Việt Nam) sau đây đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian này: 
    • Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên
    • Cán bộ, công chức, viên chức

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ Điều 33, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/07/2025 của người lao động và người sử dụng lao động như sau: 

Đối tượng Mức đóng Phương thức đóng
Người lao động Người sử dụng lao động
(1), (2), (3), (4), (9), (10), (11) 8%/ tháng – 03%/ tháng (quỹ ốm đau và thai sản)

– 14%/ tháng (quỹ hưu trí và tử tuất)

– Hàng tháng

– Hàng tháng, 03 tháng, 06 tháng/ lần (đối với NLĐ hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp)

(7) 22%/ tháng 0% – 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng/ lần

– Một lần cho khoảng thời gian của hợp đồng

(8) 22%/ tháng 0% – Hàng tháng

– 03 tháng, 06 tháng/ lần

(12), (13) – 03%/ tháng (quỹ ốm đau, thai sản)

– 22%/ tháng (quỹ hưu trí và tử tuất)

0% – Hàng tháng

– 03 tháng, 06 tháng/ lần

(5), (6) 0% 22%/ tháng Hằng tháng

Lưu ý: Căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tiền lương tháng tháng tính đóng bảo hiểm xã hội và được tính như sau: 

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước: Tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: 

    • Mức đóng: 22% /tháng mức thu nhập làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội (mức thu nhập làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội do cá nhân lựa chọn)
  • Phương thức đóng: 
    • Hằng tháng
    • 03 tháng một lần
    • 06 tháng một lần
    • 12 tháng một lần
    • Một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức 22%/ tháng (nêu trên)
    • Một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức 22%/ tháng (nêu trên). 

Mức đóng một số loại bảo hiểm khác của người lao động năm 2025

Đối với người lao động, ngoài việc là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc còn là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc. Hiện nay, chưa có thông tin về việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế và Luật Việc làm. Vì vây, dự kiến mức đóng bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động năm 2025 sẽ không có sự thay đổi. Mức đóng cụ thể như sau: 

  • Bảo hiểm y tế: 
    • Mức đóng của người lao động: 1,5%/ tháng
    • Mức đóng của người sử dụng lao động: 3%/ tháng
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 
    • Mức đóng của người lao động: 1%/ tháng
    • Mức đóng của người sử dụng lao động: 1%/ tháng

Không ký hợp đồng lao động có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Như những phần trên đã phân tích, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp đã “trốn” đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng cách không ký kết hợp đồng lao động. Để hạn chế tình trạng này và bảo đảm quyền lợi của người lao động, tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định như sau:

“Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2025 cũng tiếp tục khẳng định nội dung trên. 

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, giao kết hợp đồng lao động là nghĩa vụ mà người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện. 

Như vậy, xét về bản chất, dù không ký kết hợp đồng lao động thì người lao động vẫn phải được đảm bảo quyền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Tuy nhiên, trên thực tế, nếu các bên không ký kết hợp đồng lao động thì không có căn cứ, không đủ hồ sơ để người sử dụng lao động thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy, để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình, khi làm việc, người lao động cần thiết phải đề xuất với người sử dụng lao động về việc ký kết hợp đồng lao động. 

Như vậy, Luật Việt An đã chia sẻ tới Quý khách hàng mức đóng bảo hiểm xã hội 2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực. Nếu còn vướng mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ về các vấn đề pháp lý liên quan, Quý khách hàng hãy liên hệ với Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật khác

    Tư vấn pháp luật khác

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title