Thời hạn bảo hộ sáng chế

Trong những năm gần đây kinh tế xã hội ngày càng phát triển, vai trò của sức sáng tạo, trí tuệ của con người được đề cao. Theo đó các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có sự quan tâm nhiều hơn về các quy định của Luật sở hữu trí tuệ, số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên. Do vậy tác giả, chủ sở hữu sáng chế khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cần phải nắm rõ về thời hạn bảo hộ sáng chế để bảo đảm quyền lợi của cá nhân đối với sản phẩm mình làm ra. Thời hạn của quyền tác giả hay một số quyền liên quan là khá dài; của nhãn hiệu là 10 năm. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày các quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022
  • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

Sáng chế là gì?

Căn cứ vào Luật sở hữu trí tuệ thì “sáng chế” là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Tác giả, chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ sáng chế thì sẽ được pháp luật ghi nhận bảo hộ và bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sáng chế.

Ở nhiều nước, “sáng chế” được mô tả là một giải pháp cho một vấn đề kỹ thuật. Vấn đề này có thể là cũ hay mới, nhưng giải pháp, để đủ điều kiện được gọi là sáng chế, phải có tính mới. Sáng chế cần phải có sự can thiệp của con người. Việc đơn thuần tìm ra một thứ bất kỳ đã tồn tại trong tự nhiên thường được gọi là phát minh sẽ không phải là sáng chế. Sáng chế không nhất thiết phải là một cái gì đó phức tạp hay công nghệ cao, nó yêu cầu phải là một sản phẩm hoàn toàn mới, có tính sáng tạo cao và có khả năng ứng dụng trong công nghiệp và đời sống.

Ví dụ công việc của chị Q là làm bánh. Sau một khoảng thời gian, chị Q nhận ra rằng nếu tiếp tục nhào bánh bằng tay như thông thường thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, chị B đã nghĩ ra việc chế tạo một cái máy nhào bột nhằm mục đích để máy thay thế mình làm công việc này. Sau khi hoàn thành việc chế tạo và đưa vào sử dụng, máy đã giúp chị Q rút ngắn thời gian nhào bột làm bánh xuống mức đáng kể. Trong trường hợp này, chị Q đã thành công trong việc tạo ra một sáng chế bởi nó giải quyết được một vấn đề kỹ thuật hiện tại.

Điều kiện bảo hộ sáng chế là gì?

Chủ sở hữu sáng chế thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại cơ quan có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên không phải sáng chế nào cũng được bảo hộ bởi pháp luật một phần là do sáng chế đó không đủ điều kiện để được bảo hộ là sáng chế.

Căn cứ vào Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ thì sáng chế được bảo hộ nếu đáp ứng được ba điều kiện cơ bản sau:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp

Có tính mới:

  • Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Ví dụ một doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký sáng chế cho sản phẩm A do doanh nghiệp này sản xuất ra tuy nhiên sản phẩm A này đã được ra mắt và cho mọi người dung thử trước đó.
  • Theo quy định của pháp luật thì sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

Lưu ý: Quy định này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Có trình độ sáng tạo:

  • Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Lưu ý: Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

Có khả năng áp dụng công nghiệp:

  • Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Ngoài ra, trường hợp sáng chế chỉ đáp ứng hai điều kiện: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp thì sáng chế đó không được cấp Bằng độc quyền sáng chế mà chỉ được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Thời hạn bảo hộ sáng chế

Thời gian bảo hộ của văn bằng sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn và không được gia hạn thêm thời gian bảo hộ bằng độc quyền sáng chế theo Điều 93, khoản 29 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ. Khác với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp được gia hạn thời gian bảo hộ, văn bằng sáng chế lại giới hạn thời gian hơn khi chỉ được bảo hộ tối đa 20 năm và không được gia hạn.

Ví dụ: Ngày nộp đơn đăng ký sáng chế là 12.10.2023, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký sáng chế sẽ đến ngày 12.10.2043

Sở dĩ thời gian bảo hộ sáng chế chỉ tối đa 20 năm nhằm đảm bảo quyền lợi và cân bằng quyền lợi của công chúng đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của các cá nhân, tổ chức. Thời gian 20 năm đủ để cho tác giả, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế có thể thu được lợi nhuận từ sáng chế của mình trước khi nó trở thành một sáng chế phổ biến trong công chúng, đồng thời cũng tạo điều kiện để công chúng có cơ hội được tiếp xúc với những sản phẩm đó. Trong suốt thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu sáng chế có quyền được cấp độc quyền sử dụng, sản xuất và bán hàng hóa hoặc dịch vụ được bảo vệ bởi sáng chế đó. Điều này khuyến khích các nhà sáng lập, nhà khoa học và các nhà phát minh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Nếu không có thời hạn bảo hộ, người sáng lập có thể không có động lực để tạo ra các sản phẩm mới vì những sản phẩm này có thể bị sao chép và bán tràn lan trên thị trường mà không cần phải bồi thường cho người sáng tạo ban đầu (Ví dụ: các hành vi thiết kế quần áo fake lại từ các thương hiệu thời trang có tiếng).

Tuy vậy, sau khi thời hạn bảo hộ kết thúc thì các sáng chế đó sẽ trở thành tài sản chung của công chúng và công chúng có thể được sử dụng tự do. Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm và công nghệ mới không còn xa lạ với công chúng mà trở nên phổ biến hơn và được phát triển dựa trên các sáng chế trước đó. Đồng thời cũng giúp ngăn chặn việc một số công ty giữ quyền sử dụng mãi mãi các sản phẩm và công nghệ mới mà không có bất kỳ sự cạnh tranh nào từ các nhà sáng lập khác.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bảo hộ sáng chế

Hình thức bảo hộ của sáng chế như thế nào?

Hình thức bảo hộ của sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực ở mọi quốc gia không?

Bằng độc quyền sáng chế là bằng độc quyền theo lãnh thổ. Vì vậy, để được bảo hộ sáng chế sang một nước khác thì người nộp đơn đăng ký sáng chế cần phải tiến hành đăng ký sáng chế sang nước mà mình muốn bảo hộ. Ví dụ, nếu bằng độc quyền sáng chế được cấp ở Việt Nam thì chỉ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Sáng chế có được gia hạn thời hạn bảo hộ không?

Thời gian bảo hộ của văn bằng sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn và không được gia hạn thêm thời gian bảo hộ bằng độc quyền sáng chế.

Khác với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp được gia hạn thời gian bảo hộ, thời gian bảo hộ văn bằng sáng chế chỉ được tối đa 20 năm và không được gia hạn.

Văn bằng bảo hộ sáng chế có phải duy trì hiệu lực không?

Bằng độc quyền Sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.

Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.

Phí, lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích là bao nhiêu?

Theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, mức phí, lệ phí nộp duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như sau:

Lệ phí duy trì hiệu lực: 100.000 đồng/điểm

Lệ phí duy trì hiệu lực muộn: 10% lệ phí duy trì/mỗi tháng nộp muộn

Phí thẩm định yêu cầu duy trì: 160.000 đồng/VBBH

Phí sử dụng VBBH (theo năm):

  • Năm 1 -2: 300.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 3-4: 500.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 5-6: 800.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 7-8: 1.200.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 9-10: 1.800.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 11-13: 2.500.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 14-16: 3.300.000 đồng/năm/điểm
  • Năm 17-20: 4.200.000 đồng/năm/điểm

Phí công bố Thông báo ghi nhận duy trì: 120.000 đồng/đơn

Phí đăng bạ thông tin duy trì hiệu lực: 120.000 đồng/VBBH.

Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế như thế nào?

Theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được thực hiện trong vòng 06 tháng tính đến ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Căn cứ điểm 20.363.a Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BKHCN thì thủ tục duy trì hiệu lực có thể được thực hiện muộn hơn thời gian quy định trên đây, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí duy trì hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.

Khi nào bằng độc quyền sáng chế bị chấm dứt hiệu lực?

Bằng độc quyền sáng chế bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

  • Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định.
  • Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với sáng chế.
  • Chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thời hạn bảo hộ sáng chế, dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title