Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
Ngày 28/06/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
Toàn văn Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
Thông tin cơ bản của Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng bao gồm:
Ngày ban hành
28/06/2023
Ngày có hiệu lực
01/09/2023
Nội dung Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
Một số khái niệm mới
Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã bổ sung điểm c khoản 6 và khoản 12 Điều 2 giải thích các từ ngữ về thông tin phương án hỗ trợ vốn, cụ thể:
Theo quy định cũ tại điểm c khoản 6 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, một trong các thông tư mà phương án sử dụng vốn phải có là phương án, dự án thực hiện hoạt động kinh doanh (trừ nhu cầu vốn phục vụ đời sống).
Thời gian qua xảy ra một thực trạng là một số tổ chức tín dụng cho vay khách hàng cá nhân với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản. Do vậy, Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã bổ sung phương án, dự án thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở.
Vệc bổ sung quy định hướng đến việc kiểm soát rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản, cần quy định chặt chẽ hơn (quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ…) đối với khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà.
Thông tư 06/2023/TT-NHNN cũng đã bổ sung khoản 12 về cho vay bù đắp tài chính là việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để bù đắp các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng, vốn vay từ cá nhân, tổ chức (không phải tổ chức tín dụng) nhằm thực hiện phương án, dự án hoạt động kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ nhu cầu đời sống. Việc bổ sung quy định nhằm để phù hợp với quy định tại Chương VI Bộ Luật Dân sự và Nghị định 116/2028/NĐ-CP.
Những nhu cầu vốn không được cho vay
Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã sửa đổi, bổ sung Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN với những nội dung cụ thể sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 3, điều chỉnh các nhu cầu vốn không được cho vay phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đầu tư (các ngành nghề cấm đầu tư theo quy định của Luật, chứ không phải theo quy định của pháp luật nói chung).
Sửa đổi, bổ sung khoản 5 cho phù hợp với thực tế, thay vì chỉ quy định đối với nhu cầu thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Sửa đổi, bổ sung khoản 6 cho phù hợp với thực tế, thay vì chỉ quy định đối với khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cụ thể:
Khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm cho phù hợp với thông lệ thị trường và bản chất của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế;
Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho Tổ chức tín dung (tổ chức tín dụng) được vay để trả nợ khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống.
Ngoài ra, việc quy định tại thời điểm xem xét cho vay, khoản vay đang được phân loại nợ thuộc nhóm nợ 1 hoặc nhóm nợ 2 theo kết quả gần nhất về phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cung cấp để tránh che giấu nợ xấu nhưng đồng thời tháo gỡ những khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 mà khoản vay đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi bổ sung).
Bổ sung khoản 8 bởi vì việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn khó khăn, tiềm ẩn rủi ro. Cụ thể:
Đối với trường hợp cho vay góp vốn, hợp tác kinh doanh không hình thành vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn:
Việc đánh giá phương án khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng là rất khó do hiệu quả của phương án được xác định bởi khoản lợi tức cố định do bên nhận góp vốn cam kết trả cho khách hàng, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của bên nhận góp vốn và nguồn trả nợ của khách hàng được thẩm định phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiền của bên nhận góp vốn;
Việc xác định vốn vay được sử dụng đúng mục đích được thực hiện thông qua việc kiểm soát tiền được chuyển cho bên nhận góp vốn. Tuy nhiên, sau khi giải ngân vào tài khoản của bên nhận góp vốn, một số trường hợp Tổ chức tín dung (tổ chức tín dụng) không kiểm soát được việc sử dụng vốn của bên nhận góp vốn, không đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, tình hình hoạt động, khả năng trả nợ của bên nhận vốn góp.
Đối với trường hợp cho vay góp vốn, hợp tác kinh doanh hình thành vốn điều lệ của đơn vị nhận góp vốn:
Thực tế cho thấy một số trường hợp chủ đầu tư/đơn vị nhận vốn góp là doanh nghiệp mới thành lập; doanh nghiệp không có nhân sự có kinh nghiệm, không có máy móc; không có tài sản cố định phục vụ hoạt động quản lý, kinh doanh, chủ đầu tư nhận vốn góp không có khả năng tài chính cũng như năng lực thực hiện dự án/phương án…; trong khi đó, Tổ chức tín dung (tổ chức tín dụng) thực hiện thẩm định, quyết định chovay, kiểm tra, giám sát vốn vay thiếu chặt chẽ…;
Về cho vay hoàn vốn tự có:
Việc cho vay này tiềm ẩn rủi ro về việc sử dụng vốn vay và tính xác thực của các giao dịch mà Tổ chức tín dung (tổ chức tín dụng) tài trợ trong thực tế;
Tổ chức tín dụng sẽ không kiểm soát được việc khách hàng sử dụng số
tiền được giải ngân.
Về cho vay thanh toán tiền đặt cọc:
Tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng để đặt cọc hướng đến các công ty này chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai, tuy nhiên hầu hết các dự án bất động sản sẽ chuyển nhượng chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật.
Sau khi tổ chức tín dụng cấp tín dụng khách hàng và chủ đầu tư hủy hợp đồng đặt cọc do không hoàn thiện được thủ tục pháp lý để ký hợp đồng chuyển nhượng.
Những sửa đổi, bổ sung đã phần nào kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay tuy nhiên chưa thật hợp lý, chưa hạn chế được hoàn toàn rủi ro tín dụngnhưng lại có biểu hiện của việc thắt chặt tín dụng.
Đồng tiền cho vay, trả nợ
Thông tư 06/2020/TT-NHNN bổ sung quy định về đồng tiền cho vay, trả nợ theo đó: Đồng tiền trả nợ là đồng tiền cho vay của khoản vay. Nếu trường hợp trả nợ bằng đồng tiền khác, thì phải thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. Quy định như vậy nhằm đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng làm cơ sở cho các Tổ chức tín dụng thống nhất thực hiện.
Lãi suất cho vay
Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13, theo đó bố cục lại nhằm tránh gây ra việc hiểu đây là một điều kiện vay vốn và đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Các Tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng).
Đồng thời tại điểm đ khoản 2 chỉnh sửa quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao và Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 31/12/2017.
Trả nợ gốc và lãi tiền vay
Khoản 4 Điều 18 Thông tư 39 chỉ quy định,tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.
Điều 18 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 06 quy định về tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với trường hợp mà khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau. Còn đối với khoản nợ vay có một hoặc một số kỳ hạn trả nợ bị quá hạn, thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thu nợ theo thứ tự thu nợ gốc đã quá hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả, thu nợ gốc đến hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc mà đến hạn chưa trả.
Sửa đổi, bổ sung này được xây dựng dựa trên đề nghị của các Tổ chức tín dụng và để bảo vệ cho khách hàng.
Quy định nội bộ
Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm a, điểm b, điểm c, điểm e và điểm g khoản 2 Điều 22 nhằm để làm cơ sở cho cán bộ thẩm định thực hiện và làm cơ sở để cán bộ thanh tra xem xét, quyết định, đồng thời để quản lý chặt chẽ hơn đối với cho vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán; cho vay mua, kinh doanh bất động sản; cho vay các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn theo đánh giá của tổ chức tín dụng.
Thỏa thuận cho vay
Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 23 cụ thể yêu cầu thỏa thuận cho vay phải cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi giao kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin nhằm cho dễ hiểu để các tổ chức tín dụng thống nhất thực hiện
Kiểm tra sử dụng tiền vay
Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 theo đó tổ chức tín dụng sẽ có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật và quy trình nội bộ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22. Việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 94 Luật Các Tổ chức tín dụng.
Phương thức cho vay
Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 27 cụ thể như sau:
Khoản 1 Thông tư 06 quy định Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay đối với khách hàng và giao kết thỏa thuận cho vay. Thông tư đã chỉnh sửa cho dễ hiểu làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng thống nhất thực hiện
Thêm vào đó Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung khoản 4đối với trường hợp cho vay theo hạn mức nhằm tránh gây nhầm lẫn, vì trên thực tế tổ chức tín dụng và khách hàng ký hợp đồng cho vay hạn mức phục vụ nhu cầu thường xuyên của khách hàng, việc quy định mỗi lần đề nghị giải ngân tổ chức tín dụng phải thực hiện cho vay từng lần sẽ phát sinh thủ tục cho cả tổ chức tín dụng và khách hàng.
Cuối cùng, Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung khoản 5đối với trường hợp cho vay theo hạn mức dự phòng rằng các tổ chức tín dụng sẽ phải cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận và tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức nhưng không vượt quá 01 (một) năm. Để làm rõ sự khác biệt giữa phương thức cho vay này với phương thức cho vay theo hạn mức theo đề nghị của nhiều tổ chức tín dụng.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn đưng ký khoản vay nước ngoài tại Việt Nam, tư vấn hợp đồng vay vốn xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.